được giới thiệu về một chính sách sẽ được Quốc hội bỏ phiếu trong cùng
một thời điểm và được thi hành trong cùng một thời điểm. Vậy chỉ bằng
việc hướng sự chú ý của các đối tượng nghiên cứu sang yếu tố thời gian đã
làm ảnh hưởng tới sự chấp thuận của họ.
Ví dụ phần này đã nhấn mạnh việc thi hành chính sách kiên định, nổi
bật và trì hoãn sẽ có ích trong việc giúp các chính sách thông minh có thể
được thông qua. Mặc dù người dân có thể đặt câu hỏi rằng liệu chiến lược
này có cần thiết hay không thì thực tế là nó vẫn rất cần thiết. Chúng ta
không chỉ cần tưởng tượng ra những chính sách khôn ngoan mà còn cần
phải hình thành những chính sách thực sự có cơ hội được thông qua và
thành công khi đem ra thực hiện.
_______________________________
Chú thích:
J. S. Hammond, R. L. Keeney, và H. Raiffa (1999), Smart
Choices (Tạm dịch: Lựa chọn thông minh).
M. H. Bazerman và M. R. Banaji (2004), “The Social
Psychology of Ordinary Unethical Behavior” (Tạm dịch: Tâm lý học xã hội
của những hành vi thiếu đạo đức thông thường).
D. Moore và G. F. Loewenstein (2004), “Self-Interest,
Automaticity, and the Psychology of Conflict of Interest” (Tạm dịch: Lợi
ích cá nhân, tính tự động, và khía cạnh tâm lý của Xung đột lợi ích).
K. A. Diekmann, A. D. Galinsky, S. D. Sillito, và A. E.
Tenbrunsel (2010), “An Examination of the Relationship between
Behavioral Forecasts and Interpersonal Condemnation in Two
Organizational Conflict Situations” (Tạm dịch: Bài kiểm tra mối liên hệ
giữa hành vi đạo đức dự đoán và lên án cá nhân trong hai tình huống xung
đột mang tính tổ chức).