hút các đại đội của mình. Những đơn vị này đang chìm ngập trong cuộc
chiến hỗn loạn, mỗi đại đội chiến đấu ở một nơi, như lính cứu hỏa phải
cùng một lúc đương đầu với một loạt đám cháy ở nhiều nơi.
Bên cạnh Russeil là Giovani Guezi phụ trách liên lạc với trung tâm và với
các đơn vị trực thuộc. Đến 8 giờ tối, Russeil muốn đi kiểm tra các vị trí.
Ông vừa mới thò mũi ra ngoài đã nghe thấy một tiếng quát :
- Achtung mortiers ! ( Tiếng Đức, có nghĩa là : Chú ý, súng cối bắn đấy )
Các tuyến phòng ngự của Pháp bị xóa mờ trong dòng thác bùn đất và khói
lửa. Những quả đạn cối rơi như mưa, tung ra những mảnh đạn chết người
trong luồng ánh sáng màu da cam.
Guenzi đã nghe thấy tiếng réo quen thuộc của quả đạn. Anh vẫn không rời
vị trí, nhưng nhào xuống tìm một chỗ ẩn nấp ở bất cứ chỗ nào. Tiếng nổ
đinh tai nhức óc hất tung Guenzi, người phủ đầy gạch vụn có dính một chất
nhầy nhụa và ấm. Anh nghĩ “Mình bị thương mất rồi !”.
Anh sờ lên người xem có lỗ thủng nào trên bộ đồ ra trận không, nhưng chỉ
thấy vài chỗ rách không đáng báo động. Rồi anh chợt hiểu ra. Tất cả chất
màu đó là của đại úy chỉ huy đang tan xác, nằm bên cạnh. Chợt Guenzi cảm
thấy không có gì quan trọng. Anh đã vượt qua nỗi sợ. Bản thân anh lúc này
cũng không đáng kể. Trong đầu óc anh chỉ vang lên một câu “ Trong binh
đoàn lê dương, bao giờ cũng phải mang xác chỉ huy về”.
Đó là một câu châm ngôn mà các hạ sĩ quan huấn luyện viên đã nhồi nhét
cho anh học thuộc lòng tại trường Cao đẳng quân sự ở Saida. Câu ngắn gọn
này quay cuồng liên tục không ngừng trong đầu Guenzi, chỉ cho anh biết
điều lệ, đọc cho anh rõ thái độ cư xử. Anh vụt đứng dậy, và vẫn đứng thẳng
người khi nhìn thấy bộ đội Việt Minh ngay trước mặt đang nã súng máy vào
mảnh tường bê tông bên cạnh. Anh cúi xuống, cởi chiếc áo trận đã rách và