ĐIỆN BIÊN PHỦ CUỘC ĐỐI ĐẦU LỊCH SỬ MÀ NƯỚC MỸ MUỐN QUÊN ĐI - Trang 171

tuyến của đối phương. Liệu lính tình nguyện của Điện Biên Phủ lập lại
hành động mà De Gaulle thường đưa ra như một “ý tưởng kiên định của
Pháp”? Điều này cũng dường như rất khó, đặc biệt là với lính Lê dương,
lính Bắc Phi và lính ngụy Việt Nam. Hay đó có thể là sự tìm kiếm vinh
quang gắn liền với thói cao ngạo thái quá? Điều đó thật đáng ngờ. Phần lớn
những người lính ở Đông Dương đều có đủ thời gian để họ không còn có
những ảo tưởng về bản chất khốc liệt của cuộc chiến tranh. Thậm chí khi so
sánh với những người mới đến thì những khoảng trời ảm đạm, những cơn
mưa sập sùi của Bắc Kỳ đều đưa đến cho họ sự bi quan hơn là những giấc
mơ vinh quang. Có thể, đối với nhiều người, đó là tình bằng hữu giản đơn,
không tô điểm và một tinh thần đồng đội, giống như tất cả những người lính
đang chiến đấu ở những góc độ khác nhau. Những bạn chiến đấu của họ
đứng ở trong tình trạng rất tồi tệ và cần được giúp đỡ. Một số người không
nhận thức đầy đủ về tình trạng tuyệt vọng này, đã hành động như thể ngăn
chặn sự tận thế cũng như sự sụp đổ của niềm kiêu hãnh của quân đội thuộc
địa, với những truyền thống và quy tắc của nó. Một số khác, những người
tình nguyện tới từ các đơn vị không trực tiếp chiến đấu, dường như đã nhận
ra vài điều gì đó đối với bản thân họ, còn một số kẻ gây rắc rối thì đơn giản
là đang tìm cách hành động. Dù cho cách giải thích cuối cùng là thế nào đi
nữa, mỗi người đều có lý do riêng bảo vệ cho việc tình nguyện của mình
đến cái nơi mà sau này người ta mô tả như là “một cú nhảy vào địa ngục”
(A jump into hell).
Báo cáo của một nhân chứng về một chuyến bay ban
đêm cất cánh từ sân bay Gia Lâm (đăng trong cuốnTạp chí Caravellecủa
Quân đoàn Viễn chinh Pháp) đã mô tả lại công việc huấn luyện nhảy dù cho
lính tình nguyện như là việc của các “cha nội” dạy con cái. Nhiều người
vẫn còn muốn đi giầy đinh hơn là đôi giầy của lính dù khi tập. Để khỏi
trượt chân trên sàn sắt của máy bay hay khỏi ngã nhào qua các cửa để ngỏ,
họ phải cẩn thận đi tất trùm qua các đầu đinh của giầy. Chiếc máy bay chỉ
huy C.47 cất cánh sớm và hoạt động như một “xe cảnh giới lưu động” trên
không và sẽ dừng ở thung lũng Mường Thanh ở độ cao 10.000 feet đến
12.000 feet (3.048-3.657 mét) vào khoảng 7-8 tiếng. Trong khi máy bay chỉ
huy rà quanh thung lũng thì phi hành đoàn và nhân viên chia nhau ăn uống.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.