thang phía đối phương. Xác chết được gói trong những chiếc dù sẵn sàng
đem chôn vào ngày hôm sau. Những thương binh nặng được sơ tán về Lai
Châu bằng trực thăng.
Sáng hôm sau Chuẩn tướng Gilles bay tới Điện Biên Phủ. Ông ta cùng nhảy
dù với nhóm dù chiến đấu số 2 do Trung tá Pierre Chales Langlais chỉ huy.
Langlais từng là sĩ quan ở sa mạc Sahara, tính tình nhanh nhẹn và hết mực
thương yêu binh lính.
Tiểu đoàn dù Lê dương số 1 do Thiếu tá Maurice Guiraud chỉ huy cũng có
kế hoạch nhảy dù vào buổi sáng. Tiểu đoàn này nổi danh là một đơn vị bất
kham ở Đông Dương gồm nhiều người Đức, những người đã lựa chọn kỷ
luật sắt đá của lính Lê dương thay vào cuộc sống bấp bênh của họ ở nước
Đức sau chiến tranh, một số là cựu chiến binh của Thế chiến II.
Đội quân Lê dương của Pháp do Sắc lệnh hoàng gia của Vua Louis Philippe
thành lập năm 1831, yêu cầu hình thành “một đội Lê dương gồm toàn bộ
những người nước ngoài” từ nhiều quốc gia, nhiều chủng tộc. Từ khi thành
lập, đội quân Lê dương đã chiến đấu trong các cuộc chiến tranh của Pháp và
của nước ngoài bao gồm các cuộc chiến tranh thế giới I và II, Đông Dương,
Algeria và Zaire. Gần đây hơn, các đơn vị Lê dương đã ngăn chặn các nỗ
lực xâm chiếm Chad của người Libi, tham gia vào cuộc tấn công của quân
đồng minh chống lại các lực lượng của Saddam Hussein trong cuộc chiến
tranh vùng Vịnh và cùng tham gia vào Lực lượng gìn giữ hoà bình của Liên
Hiệp quốc ở Bosnia, Campuchia và Somalia. Đội ngũ chiến binh tinh nhuệ
này đã cung cấp cho nước Pháp một lực lượng tình nguyện đáng tin cậy
trong cuộc chiến tranh ở Đông Dương một lực lượng mà sự hi sinh của họ
gần như không gây ra sự xôn xao trong nước cũng như các cuộc tấn công
của công chúng và các chính trị gia vào chính sách của Chính phủ.
Cũng có nhiều lính dù người Việt trong Tiểu đoàn dù Lê dương số 1. Những
tân binh người địa phương này được quyền đội mũ nồi xanh của lính Lê