ĐIỆN BIÊN PHỦ CUỘC ĐỐI ĐẦU LỊCH SỬ MÀ NƯỚC MỸ MUỐN QUÊN ĐI - Trang 36

nằm yên trong vùng lãnh thổ quen thuộc của họ. Chỉ thị thứ hai cho riêng
Gilles, thông báo với ông ta rằng trong trường hợp Lai Châu phải sơ tán,
ông ta phải nhận trách nhiệm chỉ huy các lực lượng trong Khu vực tác chiến
Tây Bắc bao gồm cả các đơn vị người Thái. Cho dù có tầm quan trọng về
chính trị song đều có sự thống nhất chung ở cả Hà Nội và Sài Gòn rằng sẽ
phải từ bỏ vì không thể bảo vệ được Lai Châu. Phần lớn người Thái, những
người cảm thấy phấn chấn trước sự xuất hiện đột ngột của người Pháp ở
Điện Biên Phủ vẫn còn không quan tâm tới số phận đã được định sẵn cho
thủ phủ của họ.

Tướng Gilles vẫn còn bị đeo đuổi bởi việc triển khai quân trên địa hình khó
khăn của vùng Tây Bắc Việt Nam. Địa hình này rất thuận lợi cho tham mưu
của Navarre khi tính tới các cuộc càn quét bắt đầu từ Điện Biên Phủ nhưng
thực tế là rất ít các đơn vị của Pháp có khả năng chịu đựng và những kỹ
năng chiến đấu trong rừng để đáp ứng cho những chiến dịch như vậy. Trong
báo cáo về một chiến dịch trước do Navarre ký, Gilles dự đoán rằng nếu bộ
binh Pháp vượt quá phạm vi yểm trợ của hoả lực pháo binh 10km sẽ bị Việt
Minh đánh bại. Gilles có một lòng tin đúng mực vào đám lính dù của ông
nhưng vẫn còn một chút hoài nghi rằng sự tổn thất nặng nề, sự huấn luyện
vội vàng cho những binh lính thay thế ở Pháp, thiếu thời gian huấn luyện
trước trận đánh sẽ làm tác động tới hiệu quả tổng thể của một số tiểu đoàn
dù.

Gần 8 giờ, chiếc máy bay đã sẵn sàng cho đợt thả quân, Gilles bỏ cặp kính
và cất cẩn thận vào túi áo. Lẽ ra ông ta có thể bố trí một chuyến trực thăng
để bay tới thung lũng nhưng vị tướng 49 tuổi này lại quyết định nhảy dù
cùng với đám lính của ông.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.