GCMA đang chiến đấu chống lại một cuộc chiến tranh kiểu đặc biệt nên
yêu cầu cần phải có một đội ngũ chiến sĩ đặc biệt. Đại uý Puy Montbrun là
một trong số họ, 4 lần bị thương, 19 lần nhận huân huy chương và là một
chỉ huy lúc 36 tuổi. Puy-Montbrun lãnh đạo đội biệt kích hỗn hợp trong
nhiều đợt tác chiến nguy hiểm phía sau chiến tuyến của đối phương. Lẻn đi
vào những đêm không trăng sao với những loại vũ khí giảm thanh, ống
nhòm nhìn ban đêm, súng lục và dao chiến đấu, đội biệt kích của Puy-
Montbrun phục kích các đội tuần tra của đối phương, bắt cóc hoặc tiêu diệt
các cán bộ và sĩ quan chính trị Việt Minh, khi trở ra yểm trợ cho các đợt tác
chiến điển hình hơn. Sự nguy hiểm của GCMA đã tạo ra sự bực tức thường
xuyên cho Tướng Giáp và những người vạch kế hoạch của ông.
Trong các vùng núi, chỉ huy GCMA sống cùng với những người dân tộc để
biết về ngôn ngữ, văn hoá cũng như nhiều điều khác. Họ sống nhờ vào đồ
ăn của dân địa phương gồm chủ yếu là cơm nếp, đôi khi có thịt lợn hoặc thịt
gà. Trong các chuyến đi dài ngày vào lãnh thổ của đối phương, rắn, khỉ, lợn
rừng hoặc hươu rừng góp phần làm cho bữa ăn của họ thêm phong phú, còn
đài bán dẫn nối với thế giới bên ngoài chỉ mang lại cho họ rất ít đồ tiếp
viện.
Một số sĩ quan và hạ sĩ quan GCMA ở nhiều năm trong rừng, dạy cho
người dân tộc các chiến thuật nhỏ và làm thế nào để sử dụng đài phát thanh
và các loại vũ khí hiện đại. Họ học các kỹ thuật chiến tranh du kích cổ
truyền từ những người dân tộc. Lấy phụ nữ dân tộc làm vợ (đặc biệt là con
gái của một tộc trưởng) thì mối quan hệ với quân đồng minh càng được
tăng cường. Binh lính của GCMA sống ở một khu tách biệt nên sốt rét, sốt
dịch và bệnh lỵ là điều thường xuyên. Những vết cắt, vết xước thường bị
mưng mủ nhanh hơn khi ở trong rừng, hơn nữa chăm sóc y tế không có sẵn
nên những vết thương đôi khi còn gây nguy hiểm tới cả tính mạng.
Hạ sĩ Blondeau – Trưởng nhóm GCMA, nhân viên điều khiển đài phát
thanh cùng với 3 chỉ huy đại đội người Thái ở khu vực Lai Châu nhắc lại