ĐIỆN BIÊN PHỦ CUỘC ĐỐI ĐẦU LỊCH SỬ MÀ NƯỚC MỸ MUỐN QUÊN ĐI - Trang 44

người đội trưởng một cách say sưa.

Trung uý David có mối quan hệ rất tốt với Đèo Văn Long, ông là người ưa
mạo hiểm, uống rượu giỏi, hút 2, 3 tẩu thuốc phiện một ngày nhưng là một
người lãnh đạo thực sự được binh lính kính trọng. Ông nói được tiếng Thái
và 3 tiếng dân tộc khác, không đeo quân hàm, mặc quần sóc và thường đi
chân đất. Ông thường đội mũ nồi đỏ của lính dù và đó là quân trang duy
nhất mà người ta có thể nhận ra chất lính ở ông.

Có lần Tướng Cogny triệu tập một cuộc họp với một số sĩ quan người Anh
từ Malaysia tới thăm. David ra chào họ trong chiếc quần soóc kẻ sọc ở thắt
lưng và đi chân đất. Người Anh nhìn chằm chằm vào ông ta với vẻ không
tin và cuối cùng một trong số họ hỏi: “Giầy của anh đâu?”…

Đơn vị do Blondeau chỉ huy, tác chiến trên phạm vi rộng vì thế cho phép họ
có điều kiện thích hợp để ứng biến.

Nhiệm vụ của chúng tôi là đưa đám người Thái trở lại Lai Châu và thành
lập đội biệt kích chống Việt Minh. Tôi ở trong vùng núi 2 năm rưỡi, đó là
một cuộc sống mạo hiểm, chúng tôi cảm thấy mình đang làm một điều gì đó
đáng giá và có mối quan hệ rất tốt với tộc người Thái. Các mệnh lệnh đến
từ sở chỉ huy Cogny ở Hà Nội và từ Đèo Văn Long, không ngày nào giống
ngày nào. Chúng tôi luôn trong trạng thái động và không bao giờ ở lại đâu
quá 15 ngày. Chúng tôi có nhận lương thực tiếp viện nhưng phần lớn sống
như người Thái. Muối và thuốc phiện trao đổi như tiền, người Thái được
trả lương bằng muối thả dù xuống.

Đó là một cuộc chiến không ranh giới. Việt Minh gọi các thành viên của
GCMA là “hải tặc”. Nếu bị bắt, điều tốt nhất họ có thể mong chờ là một cái
chết nhanh chóng sau cuộc chất vấn thô bạo, nhưng sự công bằng ở trong
rừng lại không phải tất cả ở một phía.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.