Đầu năm 1953, Blondeau đóng quân ở phía Tây Bắc Điện Biên Phủ cùng
với một đội biệt kích người Mông.
Chúng tôi bị tấn công, Việt Minh đã bắt mẹ của một tù nhân người Mông.
Trưa hôm đó, người Mông bỏ tất cả vũ khí. Khi tôi hỏi họ tại sao họ nói:
“Chúng tôi không muốn để mất vũ khí của Pháp khi giải quyết một vấn đề
riêng”. Đêm hôm đó, họ ngồi quanh đống lửa, mài sắc dao, tiếng mài dao
đã làm tôi thức dậy. Họ đi trước khi trời sáng, vài ngày sau trở về với 5 cái
đầu của Việt Minh gói trong một mảnh vải đầy máu.
Sự trừng phạt ở các vùng núi thật nhanh chóng và không có sự trì hoãn.
Blondeau giải thích: “Chúng tôi bắt được 2 tù binh Việt Minh người địa
phương”, “2 đứa trẻ chừng 10 và 12 tuổi mang cơm cho họ đựng vào trong
một cái túi, chúng tôi lục soát túi thấy có 1 quả lựu đạn, rồi cả 4 đều bị bắn
chết tại chỗ”.
Những vụ việc như vậy rất khó tới được sở chỉ huy yên bình của Navarre ở
Sài Gòn. Những người theo truyền thống quân sự với sự hiểu biết về các
đợt tác chiến đặc biệt nắm giữ các vị trí trọng yếu trong quân đội Viễn
chinh Pháp, còn các sĩ quan GCMA thường phải tự duy trì và tự ứng biến.
Trong một lần Đại uý Puy-Montbrun thu hồi được một số súng tiểu liên
Sten, vì mục đích của GCMA nên anh ta cần các bộ phận giảm thanh cho
các khẩu Sten. Những bộ phận không chính quy như vậy thường không có
sẵn nên Puy nói vấn đề của mình với một người bạn là M.Perier, trưởng ty
cảnh sát Sài Gòn. Bộ phận giảm thanh được sản xuất tại phân xưởng sản
xuất vũ khí của cảnh sát và tiếng ồn của các khẩu Sten được giảm đáng kể.
Binh lính của Puy có lúc phải luồn lách nên phải sử dụng cả những chiếc
nỏ. Puy nhớ lại: “Hãy tưởng tượng nếu tôi nói với sở chỉ huy tác chiến sư
đoàn về điều đó!”. Puy, sau này được bổ nhiệm làm Tư lệnh phó của một
đơn vị trực thăng mới, cho rằng các máy bay trực thăng có vũ trang mang
lại hiệu quả tốt. Nhưng người ta nói với anh ta rằng bắn từ trực thăng là