theo dấu vết và khả năng đoán trước đối phương. Anh ta đã dẫn phân đội
hỗn hợp này qua rừng trong 7 ngày không ăn uống. Lương Văn Ùi giải
thích: “Chúng tôi sắp chết đói”.
Lúc 11 giờ vào một buổi sáng 1 chiếc C-47 (Dokota) xuất hiện và thả hàng
tiếp tế xuống cho chúng tôi. Việt Minh ở đồi cao bên cạnh thấy hàng thả
xuống, họ cũng không được ăn trong nhiều ngày, và thế là một cuộc chạy
đua tới khu vực thả hàng đã diễn ra và chúng tôi đã tới cùng một lúc.
Chúng tôi đánh nhau để giành lấy đồ ăn, kéo, giật các thùng hàng, đấm đá
nhau. Mọi người vì quá mệt và đói nên quên cả việc dùng vũ khí. Cuối cùng
họ bỏ đi. Chúng tôi ăn và ngủ cả đêm hôm đó. Họ tấn công chúng tôi vào
sáng hôm sau. Đó là trận phục kích đầu tiên trong 11 trận. Lương Văn Ùi
lắc đầu nhớ lại cuộc ẩu đả để giành đồ ăn trên khu vực thả dù: “Tôi nói
câu chuyện đó với mọi người nhưng họ không tin”.
Khi Lương Văn Ùi dẫn quân tiến về phía Nam, họ nhận thêm những người
Pháp, Marốc, Algeri lang thang từ các đơn vị bị bại trận, họ đi cả ngày lẫn
đêm, chống chọi với những đợt tấn công liên tiếp của đối phương. Thảm
kịch tương tự cũng đang diễn ra trên các tuyến đường mòn khác nơi cũng
có những đội quân đang cố gắng tới Điện Biên Phủ. Những ngày gian khổ
thiếu thốn và cái chết đang chờ họ phía trước.
Ở Điện Biên Phủ, cứ điểm quân sự có phòng vệ như một con nhím đang
dựng đứng những chiếc lông. Cầu hàng không từ Hà Nội đang làm nhiệm
vụ. Những chiếc C-47, máy bay chở hàng Bristol 170, máy bay dân sự được
trưng dụng đang nối đuôi nhau hạ cánh xuống đường băng theo sự điều
khiển của radio trên một cái tháp tạm thời ở góc đường băng. Các nhân viên
hàng không dùng tay kéo các thùng hàng trên các xe tải đang chờ ở đó, đưa
vào máy bay để chuẩn bị cất cánh. Mặc dù không thích công việc cuốc xẻng
nhưng thật đáng khen các lính dù khi họ đào và đặt thêm hàng rào thép gai.
Các sĩ quan công binh giám sát công việc và thực hiện kế hoạch một cách
chu đáo hơn như đào boong ke, nơi trú ẩn, các bệ hỏa lực và các hào giao