lớn để cứu một đơn vị người Thái đang rút khỏi Lai Châu đã sớm có những
dấu hiệu nguy hiểm.
Đại tá Langlais trở lại Điện Biên Phủ ngày 8 tháng 12 với De Castries để
chỉ huy các tiểu đoàn dù chiến đấu còn lại. Ông vẫn còn bị vướng với cái
mắt cá chân bị dập nhưng ông đã đề nghị các bác sĩ điều trị theo cách riêng
của mình. Mặc dù đã cố gắng che dấu sự đau đớn nhưng đám nhân viên vẫn
buộc ông phải trú trong núi để giảm bớt các hoạt động. Hai ngày sau khi tới
Điện Biên Phủ, Langlais được lệnh tiến về phía Bắc cùng với 3 tiểu đoàn dù
để cứu một đại đội người Thái bị bao vây ở Mường Pồn, cách Điện Biên
Phủ 18 km về phía Bắc.
Sáng hôm sau, khi Tiểu đoàn xung kích số 8 quyết tâm thực hiện một
chuyến vào rừng, chuyến đi này sẽ đưa họ tới hậu cứ của đối phương, thì
Tiểu đoàn dù Lê dương số 1 và Bawouan 5 bắt đầu cuộc hành quân dọc
theo tuyến đường mòn. Việt Minh đang chờ sẵn ở vị trì cách trạm quan sát
của Pháp khoảng 300 mét. Trung uý Roux, trung đội trưởng chưa hề nghe
về một trận hoả chiến lớn đến như vậy.
Họ có nhiều súng tiểu liên như chúng tôi, hơn nữa tôi nghĩ súng của họ là
loại Skodas hiệu quả cao hơn. Không có dấu hiệu của việc diễn tập. Trung
đội đã đẩy lùi được Việt Minh. Chúng tôi nằm sấp xuống đất chờ trên
đường mòn, tầm nhìn không quá 10 mét. Chúng tôi không biết đâu là bạn,
đâu là Việt Minh. Lúc đó không thể bắn cũng không thể làm được gì. Tôi
phải trấn tĩnh một số lính dù người Việt đã lên cò súng và bắn mấy phát vào
bụi rậm xung quanh để lấy lại tinh thần.
Khi Việt Minh rút lui, Tiểu đoàn dù Lê dương số 1 sơ tán những người bị
thương và tiếp tục tiến về Mường Pồn. Sự xuất hiện của đối phương buộc
tiểu đoàn phải ra khỏi tuyến đường và Langlais quyết định tiến dọc theo các
ngọn núi. Đám lính dù bắt đầu một cuộc đua chống lại thời gian để cứu lấy
đại đội bị bao vây. Khi Trung đội của Trung uý Roux đang vật lộn ở một
sườn đồi dốc thì một nhóm nhỏ lính dù Pháp đi tuần tra trở về, họ thông