nghiệm đã tỏ ra lo lắng về việc thiếu pháo ở Điện Biên Phủ. Chỉ huy pháo
binh Đại tá Charles Piroth đã trả lời hết sức lạc quan. Piroth, 48 tuổi là một
xạ thủ nhiều kinh nghiệm, bị mất cánh tay trong một trận đánh ở Italy
nhưng đã hồi phục và có thể chỉ huy một trung đoàn pháo binh trong cuộc
chiến tranh Đông Dương. Anh ta là một sĩ quan vui tính, anh ta có mặt ở
đâu là làm cho không khí ở đó tăng thêm phần sinh động. Mặc dù, các nơi
pháo vẫn chưa tới vị trí nhưng Piroth đã sớm có 25 khẩu đại bác 105 ly, 4
khẩu 155 ly và 16 cối 120 ly theo lời đề nghị.
Các báo cáo vẫn đưa thêm tin về sự lạc quan của Piroth trong việc vận
chuyển pháo và các thùng đạn lớn vào vị trí. Các vị trí pháo, các hầm để
ngỏ cao tới ngang vai, các đồn nhỏ xếp bằng bao cát có tác dụng cho các
chiến dịch thuộc địa cũ chống lại sự nổi loạn của các bộ tộc có vũ trang tốt
hơn là để chống lại một lực lượng của đối phương được trang bị pháo binh
và được huấn luyện kỹ. Hoả lực phản pháo của Piroth có hiệu quả hay
không đều phụ thuộc vào sự vững chắc của các đài quan sát và 6 máy bay
quan sát đứng trên đường băng. Vì thế, một sĩ quan cao cấp đóng vai trò
quan trọng trong công sự phòng thủ của Pháp tới sẽ không thấy được những
yếu điểm của một kịch bản tồi. Khả năng các đài quan sát có thể bị tàn phá
và đường băng trát vữa không thể sự dụng được dường như không có trong
suy nghĩ của anh ta. Mà nếu có suy nghĩ như thế thì anh ta vẫn thẳng tiến
mà không hề có ý biến đổi tình hình. Dù sao đi nữa, đánh giá thấp đối
phương không phải là lỗi của một mình Piroth mà là lỗi chung của nhiều
người.
Đại tá De Castries và đám tham mưu cảm thấy đã bỏ quá nhiều thời gian
quý giá vào các cuộc thanh tra và các chuyến viếng thăm VIP. Các quan
khách quân sự và dân sự sẽ bay tới Điện Biên Phủ vào buổi sáng để họp báo
và thăm quan các cứ điểm sau đó ăn trưa nhanh chóng trước khi bay trở về
Hà Nội trong đó có Trung tướng John O’daniel, Tư lệnh quân đội Mỹ ở
Thái Bình Dương, sau đó phụ trách phái đoàn MAAG của Mỹ ở Sài Gòn.