căn cứ như thế ở Nà Sản còn gần Hà Nội hơn rất nhiều: nó ngốn mất quá
nhiều binh lực và phương tiện vận tải đường không so với những lợi ích mà
nó mang lại. Hồi ấy người ta đã thỏa thuận với nhau rằng những “con
nhím” ấy chẳng xứng đáng với cái giá phải trả để duy trì chúng. Và nếu
mặc dù vậy người ta vẫn quyết định đặt một “con nhím” trong thung lũng
Địện Biên Phủ, thung lũng rộng nhất ở miền nú thì chính là vì nó quá rộng
để cho những đơn vị quân Pháp chiếtn đóng tập đoàn cứ điểm chỉ có víệc
nằm chết dí trong đó. Ố đây có đủ không gian để vùng vẫy. Chỉ cần chở xe
tăng đến đây bằng máy bay. Tuy nhiên tướng Gilles, đã từng chỉ huy cuộc
chiến đấu phòng ngự khó khăn ở Nà Sản và đã nhận được hai ngôi sao thiếu
tướng ở đó chẳng muơn sống lại một cuộc phiêu lưu như vậy nữa. Vào buổi
chiều ông ta nói với Cogny:
- Dù sao thì tôi cũng sẽ thích hơn nếu ngài tìm được cho tôi một người thay.
Ở Nà Sản tôi đã sống sáu tháng đời mình chui lủi như một con chuột. Hãy
sử dụng tôi vào những việc ở ngoài khí trời rộng rãi.
Cogny đáp: .
- Được rồi, tôi hứa, vấn đề chỉ còn là chuyện thời gian thôi.
Trong khi họ chuyện trò với nhau như vậy thì ba chiếc máy bay Morane
500 đầu tiên của phi đội quan sát pháo binh số 21 (G.A.O.A.) - người ta đã
đặt tên cho những máy bay đó là “Criquet” (con dê) vì những càng dài
ngoẵng của chúng - đậu xuống sân bay. Cùng với ba chiếc khác sẽ tới sau
này, chúng sẽ là những “con mắt” của tập đoàn cứ điểm.
Trong khi đó thì một đoạn khác của trận Điện Biên Phủ đảng diễn ra cách
đó khoảng 100 kilômét về phía bắc, tại căn cứ bộ binh - không quân Lai
Châu. Là thủ phủ của xứ Thái và bản doanh của Đèo Văn Long, người đứng
đầu xứ Thái, cái thị xã nhỏ đó đã bị cắt đứt khỏi thế giới bên ngoài từ hơn
hai năm nay cũng như Điện Biên Phủ. Cái bãi bay nhỏ bé của nó, một bên
là ruộng và bên kia là những ngôi nhà đầu tiên của thị xã, trống trải hơn là
sân bay Điện Biên Phủ. Các phi công thường nói rằng sân bay Lai Châu là
sân bay duy nhất trên thế giới, mà ở đó một máy bay có thể bị bắn rơi bằng