rằng “Sau những cuộc tranh luận kéo dài và không rõ ràng, người ta đã
không đi đến một quyết định dứt khoát nào về bất cứ một vấn đề nào được
nêu lên”. Trong tập Hồi ký của mình, Joseph Laniel, thủ tướng nội các từ
ngày 3 tháng Bẩy khẳng định ngược lại rằng Navarre đã nhận được chỉ thị
bỏ nước Lào nếu cần thiết, và gợi ý ông ta nên đọc lại “biên bản cuộc họp
ngày 24 tháng Bảy năm 1953 của Hội đồng Quốc pbòng trong đó có nhắc
đến “tác động tâm lý gây nên do những chỉ thị gửi cho tổng tư lệnh liên
quan đến việc buông rơi nước Lào . Về chuyện này Navarre đã phản ứng
nói rằng:
l) Trước khi đoc quyển sách của Laniel ông không hề biết có một biên bản
như vậy;
2) Nếu có thì biên bản ấy đã được ghi không chính xác;
3) Xét cho cùng thì văn bản cũng không rõ ràng.
Tướng Catroux, chủ tịch ủy ban điều tra được chmh phủ lập ra vào năm
1955 - bản báo cáo của ủy ban ấy tới nay vẫn còn là một bí mật quốc gia -
và cả những tác giả có thái độ nghiêm khắc nhất đối với vị tổng tư lệnh đều
có xu hướng tán thành Navarre trên điểm này. Cuộc hành binh Điện Biên
Phủ chỉ có ý nghĩa nếu chính phủ Pháp muốn giũ Lào hoặc chí lt cũng là
một bộ phận lớn của nước đó cho nên điều rất quan trọng là phải biết được
Navarre có được thông báo đầy đủ hay không về những ý đồ của chính phủ
Pháp trong vấn đề này.
Cứ theo những điều khai báo trước ủy ban điều tra thì hình như, theo lời
Catroux, hội đồng các tham mưu trưởng, sau khi nghe Navarre báo cáo, đã
khuyến cáo Hội đồng Quốc phòng không nên “bắt ông ta phải bảo vệ nước
Lào”. Xem ra thì lời khuyến cáo ấy chỉ được thông báo một cách gián tiếp
cho tướng Navarre trong cuộc họp của Hội đong Quốc phòng ngày 24 tháng
Bảy chứ không được đưa ra dưới dạng một chỉ thị của chính phủ. Uỷ ban
điều tra phát hiện ra rằng chính phủ đã đợi đến ngày 13 tháng Mườ Một
năm 1953 mới nói rõ quan điểm của mình về nước Lào trong một bản chỉ
thị gửi cho người cấp trên dân sự của tướng Navarre, tơng trưởng Marc