ĐIỆN BIÊN PHỦ- MỘT GÓC ĐỊA NGỤC - Trang 5

của địch sau một loạt những trận giao chiến lớn. ” Một sự khác nhau nữa so
với Hoa Kỳ là nước mà Tổng thống có quyền đưa một con sốkhông hạn chế
binh lính Mỹ vào những cuộc chiến tranh không tuyên bố ở hải ngoại: ở
Pháp, một điều bổ sung vào luật tài chính năm 1950 cấm chính phủ đem
binh lính thuộc biên chế trong nước sử dụng ở ngoài lãnh thổ chính quốc -
nước Pháp và Algérie - và những vùng chiếm đóng tại Đức và áo, do đó đã
giới hạn khá nhiều quân số có thể đưa vào chiến trường Đông Dương. Các
chính phủ của nền Cộng hoà thứ tư bị co kéo gíữa những cam kết và nhũng
ưu tiên không thể dung hợp được với nhau - tham gia khối quân sự Bắc Đại
Tây Dư”jng tức là bảo vệ Châu âu chống lại chủ nghĩa cộng sản, và chống
lại chính cái chủ nghĩa cộng sản ấy tại một vùng Châu Á xa xôi - cho nên
họ phải bủn xỉn cắt xén trong cả hai việc. Bị lấy mất phần lớn những sĩ
quan và hạ sĩ quan thường trực của nó, các đơn vị quân đội Pháp đóng ở
Châu âu chắc là sẽ chẳng phát huy tác dụng gì đáng kể trong trường hợp
xảy ra chiến tranh, còn những đơn vị thường trực gửi sang Đông Dương thì
chỉ là những đơn vị khung cần được bổ sung một cách vội vàng bằng binh
lính tuyển mộ tại chỗ. Tháng Năm năm 1953, khi nhận 1 nhiệm vụ chỉ huy,
tướng Navarre đã yêu cầu gửi 1 tới cho ông 12 tiểu đoàn bộ binh, một đội
pháo binh 1 có thể thả dù được, một tiểu đoàn công binh, cùng 1 với 750
quan và 2550 hạ sĩ quan để tăng cường 1 bộ khung cho một số đơn vị. Rốt
cuộc ông chỉ nhận 1 được 8 tiểu đoàn, 330 sĩ quan, 200 hạ sĩ quan và 1
được báo trước rằng những quân tiếp viện đó chỉ đơn thuần là một sự “tạm
ứng trước”, nghĩa là ho được trích ra từ kế hoạch dự kiến cho năm 1954.

Trong khi đó, đối phương không ngừng được tăng cường, đặc biệt là bằng
những đại đoàn chính quy được huấn luyện tốt và có khả nặng chống chọi
với những gì tốt đẹp nhất mà nước Pháp có thể đưa ra để đối đầu với họ.
Mười hai năm sau, quân Bắc Tiệt Nam cũng chẳng hề do dự đọ sức với
những đơn vị quân đội tinh nhuệ nhất của Hoa Kỳ. Chiến tranh Triều Tiên
đã kết thúc vào cuối tháng Bảy năm 1953 bằng một thoả hiệp, Trung Quốc
bắt đầu ồ ạt gửi sang bắc Việt Nam huấn luyện viên và binh khí kỹ thuật do
Nga và Mỹ sản xuất. Việt Minh lúc đó có bảy đại đoàn cơ động và một đại

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.