Số gạo dư ra của Điện Biên Phủ chỉ cho phép một đại đoàn sống được trong
ba tháng. Vậy cho nên nó chỉ cung cấp được một phần số gạo cần cho một
chiến dịch ở Lào.
Tôi tin chắc rằng Điện Biên Phủ sẽ trở thành, dù người ta muốn hay không,
một vực thẳm nuốt các tiểu đoàn mà không có khả náng tỏa rộng, một khi
nó bị ém dù chỉ bởi một trung đoàn Việt Minh (thí dụ của Nà Sản và Cánh
đồng chum).
Trong khi một sự đe dọa hiển nhiên đối với vùng châu thổ mỗi ngày một rõ
thì ta sẽ giam chân, ở cách Hà Nội 300 kilômét đường chim bay, những lực
lượng có giá trị ba Binh đoàn cơ động (G.M.); nghĩa là những lực lượng
tăng cường mà chúng ta đã nhận được, nó tạo ra ưu thế của chúng ta đối với
Việt Minh và giở đây cho phép chúng ta gây cho họ những tổn thất… và
như thế chỉ là để đảm bảo trước một sự bảo vệ tốt hơn cho nước Lào chống
lại một sự đe dọa được giả định nhưng chưa có gì chứng tỏ nó sẽ xảy ra.
Hậu quả một quyết định như vậy có thể sẽ rất nghiêm trọng, E.M.l.F.T. cần
thấy rõ điều đó.
Một văn bản khác phân tích cái giá phải trả của cuộc hành binh Điện Biên
Phủ. Nó nhấn mạnh rằng không có gạo Điện Biên Phủ thì cũng chẳng là
điều quan trọng gì mấy đối với quân địch, rằng các đội biệt kích hỗn hợp
không vận của vùng này chưa thể hoạt động trước một thời hạn dài nếu
không muốn bị tiêu diệt hoàn toàn. Văn bản cũng nêu lên rằng muốn ngăn
chặn một cách có hiệu quả các đường ra vào Điện Biên Phủ bằng ném bom
thì sẽ phải huy động ba phần tư toàn bộ số máy bay chiến đấu Bắc Việt
Nam có. Văn bản ấy còn nhận xét rằng năm tiểu đoàn mà bước đầu người ta
định thả dù xuống chẳng bao lâu sẽ phải đương đầu với chín tiểu đoàn mà
Việt Minh có thế huy động được trong vùng và người ta sẽ không tránh
khỏi phải đưá thêm đến bơn tiểu đoàn khác rút ra từ miền châu thổ. Và kết
luận:
Nếu cái quyết định chiếm đóng Điện Biên Phủ vẫn được giữ vững, bất chấp
quan điểm rõ ràng không tán thành của trung tướng tư lệnh các lực lượng