Trong cuốn “Lời sám hối tự nguyện” trả lời Jules Roy trách ông đã không
có một thái độ rõ ràng hơn, Cogny tuyên bố.
Không cần phải nêu lên những lý do làm tôi có thái độ tuyệt đổi chấp hành
kỷ luật và trọng nề tường Navarre. Trao cho tôi chức vụ chỉ huy các lực
lượng trên bộ Bắc Việt Nam, ông đã thỏa mãn ước vọng của tôi một cách
đầy đủ nhất. Dù sao thì lòng hàm ơn nó bắt tôi không được coi nhẹ cái ngôi
sao thứ ba đã làm tôi trở thành người trung tướng trẻ nhất của quân đội,
lòng hàm ơn đó tôi gtn tới các chiến binh Bắc Kỳ, chứ không phải tới tướng
NavarTe, người không có liên qua gì đến chuyện này cả.
Cogny cũng đưa ra lý do đó để giải thích tại sao ông ta không ra về khi
Navarre quyết định, có thể nói là một mình, biến “đầu cầư Điện Biên Phủ
thành một tập đoàn cứ điểm. Có đầy đủ lý do để nghĩ rằng sự bất đồng hoàn
toàn đó giữa vị tổng tư lệnh ở Sài Gòn và llgười phụ tá chính của ông ta ở
Hà Nội - và xem ra cả giữa những người cấp dưới trực tiếp của họ - đã có
một tác động quyết định, nếu không phải ]à tất yếu, đến cách thực thi kế
hoạch tác chiến.
Vào ngày 1 1 và 12 tháng Mười Một, khi đến lượt mình phải truyền đạt cho
những người có trách nhiệm của không quân và quân dù dưới quyền chỉ
huy của ông về nhiệm vụ của họ trong cuộc hành binh, Cogny một lần nữa
lại nhấn mạnh đến quan niệm của mình về Điện Biên Phủ coi như “đầu cầu
cho những hoạt động du kích”. Theo các chỉ thị của ông cho tướng Gilles,
các công trình bố phòng sân bay “loại trừ mọi tổ chức nhằm xây dựng
quanh sân bay một ành đai điểm tựa”. Trung tá Trancart, chỉ huy Lai Châu,
được thông báo ngày 13 tháng Mười Một là sẽ phải rút khỏi vùng đó.
Nhưng mặ.t khác ông ta lại nhận được lệnh phải “trấn áp” mọi tin đồn về
chuyện rút quân này.
Ngày hôm sau, 14 tháng Mười Một, tướng Cogny phổ biến những chỉ thị
chính trị và hành chính của mình về cuộc hànhbinh “Castor” cho các tư lệnh
vùng lãnh thổ sẽ phải tham gia vào công việc ấy: trung tướng Cogny, Bắc
Việt Nam, và đại tá Boucher de Crèvecoeur, tư lệnh quân đội Pháp ở Lào.