khi những đội quân đầu tiên được thả dù xuống trận địa về sau đã bộc lộ là
gây thảm họa lúc địch tấn công - quá gần đỉnh, làm mất chiều sâu của bố trí
lực lượng phòng ngự".
Từ 10-3, cũng như ở Gabrien, mỗi cuộc xuất quân đều bị trừng phạt bằng
những loạt đạn súng tự động và súng cối. Buổi sáng thứ năm, ngày 11, đoàn
tiếp tế nước của Bêatơrít đã gặp địch trước khi đến sông Nậm Rốm và ở Sở
chỉ huy của bán lữ đoàn 13, thiếu tá Va đô đã phải gọi xe tăng và hai đại đội
của tiểu đoàn 1 dù ngoại quốc đến đỡ cho Pê gô. Ngày thứ năm, ngày 11 là
ngày tang ở Bêatơrít, bị mất người sĩ quan thứ hai, trung úy Bơ đô của đại
đội 11. Tổn thất này càng nhạy cảm vì Bơ đô là sĩ quan duy nhất còn lại của
đại đội. Vào buổi chiều, Việt Minh đến gần và đào những đường hào giống
như những đường xuất phát song hành. Để buộc những kẻ quấy rầy phải lùi
lại, thiếu tá Pê gô đã cử một bộ phận của đại đội 11 đi đuổi những kẻ đào
đất.
“Dù có đạn bắn tới, bác sĩ Lớt dơ viết, trung úy Bơ đô vẫn đứng chỉ huy bộ
đội bên cạnh điện báo viên, bỗng một loạt đạn đã bắn trúng anh. Vài giây
sau, tôi đã ở bên cạnh anh và đã hiểu được tính chất trầm trọng của vết
thương. Một viên đạn đã chui vào dưới mép trái xương sườn, đâm thủng lá
lách, chạm vào ruột và chắc là cả thận cũng ở phía bên đó. Sau khi băng bó
xong, tôi đặt anh vào xe cứu thương để đưa anh đến trạm giải phẫu cơ động
số 29 của bác sĩ Grauuyn. Bơ đô đã có một cơn sốt chảy máu và tôi đã tiêm
cho anh một mũi thuốc trợ tim nhẹ để chuẩn bị cho việc hồi sức. Anh xin
lỗi vì đã làm tôi phải vất vả chăm sóc anh, đồng thời với giọng yếu ớt anh
xin tôi đừng giấu anh về tình trạng của vết thương. Tôi khuyên anh nên
bình tĩnh và đóng cửa xe lại, hiểu rằng đó là lần cuối tôi nhìn thấy anh”.
Về sau Lơ đơ được Grauuyn gọi điện báo là "đang thực hiện việc hồi sức,
nhưng việc xem xét các tổn thương không cho ông hy vọng gì”. Đến 20h30,
Lơ đơ gọi điện thoại lần nữa: "Các tin tức không khích lệ lắm. Huyết áp
không lên lại, mọi phẫu thuật thăm dò không làm được nữa”.