đạn đã phá hủy một máy bay Curtis Commando", ông khẳng định trước ủy
ban điều tra.
Ông đã nhầm, đó là chiếc Fairschild Packét số 546 của một công ty dân sự.
Còn chiếc Curtis Commando thì bị phá hủy ngày 23-4 trong một cuộc phản
kích; bị một quả đạn đập vỡ cái mũi kính, nó nằm chết dí bên lề đường
băng. Đại úy Vécdenhan (Chú thích: Giô dép đờ Vécdenhan sinh tháng 5-
1912 ở Tuốcnai (Bỉ), mẹ là người Bỉ, cha là người miền Xêven (Pháp).
Phục vụ ở trung đoàn khinh pháo thả dù số 35 ở Tácbơ. Trung đoàn ông đi
Đông Dương, ông ở lại chữa bệnh, về lại trung đoàn vào tháng 12-1953.
Tình nguyện lên Điện Biên Phủ, ông được nhập vào ban tham mưu của
Lang le.), thuộc cơ quan tham mưu của Lăng le, đã ghi một tin đúng: "Một
chiếc C119 đỗ xuống chỗ chúng tôi vì trục trặc kỹ thuật, đã bị một quả đạn
làm bốc cháy. Trong bình chứa của nó có hàng trăm lít chất đốt cho nên
đám cháy đã kéo dài hàng giờ”.
Chiếc Curtis Commando bị buông tay lái từ không phận của sân bay, ở đây
trung úy Buốcgiơ chẳng mất nhiều thời gian để thu lợi trên chiếc máy bay
đã rơi cách sở chỉ huy khoảng 200 mét. Bên trong máy bay vẫn nguyên vẹn,
Buốcgiơ cắt cử lính lê dương lấy các ghế của lái chính và lái phụ, lấy vải
giả da ở các khoang người ngồi, dỡ lát tường trong sở chỉ huy trong hầm. Ở
đội lê dương, chẳng có gì bỏ đi cả. "Tôi còn cho bơm chất đốt ở các bình
dầu phụ để hâm thức ăn ở nhà bếp", Buốcgiơ nói thêm.
Cho đến lúc bị đạn pháo vô hiệu hóa, đường băng cất hạ cánh vẫn là một
sân khấu của trí tưởng tượng. Tất cả những chiếc máy bay kia bay về Hà
Nội... Có lúc sân khấu đã trở thành thảm kịch.. Ngày 28-2, Rastuin kể cho
Pierét về tai nạn mà anh được chứng kiến: "Hai chiếc khu trục bay vào khu
vực để hạ cánh; một chiếc bị cánh quạt của chiếc kia cắt làm đôi, phi công
bị trọng thương” (Chú thích: “Va đập mạnh khi hạ cánh vào chiếc Beasat
của trung sĩ Xeliê, máy bay của trung sĩ Pécphécti bị cắt đứt làm đôi bởi
cánh quạt của Xeliê", Giăng Xây ra, cựu phi công của trung đoàn không