ĐIỆN BIÊN PHỦ TỪ GÓC NHÌN CỦA NGƯỜI LÍNH PHÁP - Trang 18

được mai táng ở Điện Biên Phủ, trước khi các đơn vị cuối cùng của Pháp
rút khỏi Hải Phòng".

Tướng Gămbiê, nghĩ tới mộ con trai, giải thích: "Sau ngày 15-6 các cơn
mưa có thể gây khó khăn cho việc di chuyển này, nếu không muốn nói là
không thể thực hiện được. Ông nhấn mạnh rằng "năm nay còn có thể tìm
được vị trí các mộ nhờ có các sĩ quan hiện đang phục vụ tại Đông Dương và
tất cả những người cũ của tập đoàn cứ điểm. Năm sau tìm kiếm dấu vết
giữa cỏ cây sẽ khó khăn".

Trong tay Gămbiê có hai sĩ quan của Isaben chưa trở về Pháp: Trung úy
Ghisa và bác si Rêdinlô là người mổ cho Alanh khi bị thương. Các sĩ quan
khác thì tình nguyện: Bác sĩ Pôn Grauuyn, trung úy Lui Pa giê, các đại úy
Pôn Ben mông và Hăng li Ghiơminô. Ngày 20-4-1955, tướng Agôstinô trả
lời Gămbiê, cho biết là ông đã làm việc với tướng Đờ Brêbítxông, trưởng
đoàn Pháp tại Ban hỗn hợp trung ương. Brêbítxông đã thực hiện sự vận
động mà Gămbiê mong muốn và đã có một trả lời tích cực ngày 25-4. Được
biết, thực hiện thỏa thuận 24, các cuộc khai quật đầu tiên được dự kiến tiến
hành ở xứ Thái vào tháng 10, sau mùa mưa, Brêbítxông đã yêu cầu người
đồng nhiệm Việt Minh cho phép "một đội trinh sát của các sĩ quan Pháp đã
từng chiến đấu ở Điện Biên Phủ, có thể đến đó vào tháng 5. Nhiệm vụ của
họ là đánh dấu các ngôi mộ trên thực địa".

"Tôi rất đỗi ngạc nhiên, ông ta viết, người đối thoại Việt Minh đã đồng ý
ngay về nguyên tắc một việc trinh sát như vậy".

Từ Hải Phòng, nơi ông ta ở, trong lúc người Pháp trao cho Việt Minh - để
thực hiện các điều khoản của Hiệp định Giơnevơ - vật tư, nhà cửa, xe cộ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.