công cộng, Brêbítxông gửi một bức thư khác cho Gămbiê vào ngày 2-5. Tin
xấu, lãnh đạo Việt Minh không duyệt việc cho phép này.
Tướng Văn Tiến Dũng đã đồng ý về nguyên tắc ngày 25- 4. Nhưng ngày 29
phái đoàn đối phương lại nêu lại vấn đề đã thỏa thuận. Họ đã nêu ra đủ mọi
thứ khó khăn, khó mà phát hiện được những căn cứ của ác ý này. Tôi sao
gửi ông bức điện gửi Văn Tiến Dũng để dồn ông ta vào chân tường. Thành
thực mà nói, tôi không tin tưởng lắm ở cuộc vận động cuối cùng này".
Ông đã nhầm, vị tướng Việt Minh, cuối cùng đã chấp nhận về mặt nguyên
tắc về việc một phái đoàn Pháp ở Điện Biên Phủ, phái đoàn hạn chế chỉ có
một sĩ quan là đại úy Ben mông. Brêbítxông khuyên Gămbiê nên bằng lòng
vì sự cho phép, hiệu quả bất ngờ ấy.
Ba trăm ngày mà Hiệp định Giơnevơ quy định đã trôi qua và các đại đội
cuối cùng của bán lữ đoàn lê dương thứ 13 đã ra khỏi trên chiếc tàu cũ Sơn
Tây, trong khi các tướng Cônhi và Vanuyxem ngày 18-5 đã lên tàu "Thành
phố Hải Phòng".
Ngày hôm sau, trung tá Hải quân Lêôxt nhét vào bụng của tàu La Tritđơrơ
(Sấm sét) các tàu nhỏ cuối cùng của ông ta, Đô đốc Kéc vin là người cuối
cùng rời Vịnh Hạ Long, đem cờ hiệu của ông lên tầu Giuynvéc. Để lại sau
mình hàng ngàn phần mộ, nước Pháp vĩnh biệt xứ Bắc Kỳ.
"Đại úy Ben mông có nhiệm vụ nhận biết các nghĩa địa và các nơi chôn cất
ở Điện Biên Phủ rồi xác định một số lượng phần mộ lớn nhất trong thời hạn
mà ông được giao", đoạn này được nêu lên trong báo cáo của tướng Giắccô,
quyền Tổng chỉ huy Đông Dương năm 1955, trước khi thêm vào lời giải
thích cụ thể như sau: "trong khuôn khổ nhiệm vụ của ông ta, không có việc