tiến hành khai quật, cũng không có việc tìm kiếm những tù nhân đã chết
trên các nẻo đường bị bắt hoặc trong các trại".
Thành lập cuối tháng 5, phái đoàn gồm đại úy Ben mông và một phiên dịch
người Việt Nam. Phái đoàn không có một phương tiện gì để tìm tòi điều tra,
không có xe cộ, không có máy vô tuyến điện, không có dụng cụ, không
nhân viên. Chỉ nhận được sự bảo đảm là: "mọi cái sẽ tìm được tại chỗ”. Ben
mông sẽ xuất phát từ Sài Gòn đi Hà Nội, lưu lại thủ đô theo đúng luật lệ của
Chính quyền Cộng sản và sẽ bay đi Viêng Chăn của Lào, từ đó một chiếc
trực thăng quân sự Pháp sẽ đưa đi Điện Biên Phủ.
Ngày 4-6, Ben mông đáp máy bay thường xuyên đường bay Sài Gòn - Hà
Nội và gặp điều nhục nhã đầu tiên tại sân bay Gia Lâm: không có đại diện
nào của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đón. Ông tự triết lý rằng không nên
hy vọng được đi trên thảm đỏ trên lãnh thổ do Việt Minh kiểm soát. Cảnh
sát ở sân bay Gia Lâm cho phép ông gọi điện thoại và một giờ sau, một sĩ
quan quân đội nhân dân đưa ông về Hà Nội. Một cuộc gặp làm việc được
dự kiến vào ngày mai. Sau một đêm nghỉ ngơi, ông gặp lại những người đối
thoại và giới thiệu với họ kế hoạch làm việc của mình. Còn phải chờ đợi -
Ben mông báo cáo - kế hoạch của chúng tôi không được chấp thuận ngay
tức thì. (Chú thích: Báo cáo của đại úy Ben mông do con gái là Rasen
Mông roa - Ben mông thông báo cho tác giả. Là người cũ của đạo quân viễn
chinh Pháp (CEF) ở Italia và quân đội của Đờ Lattơrơ. Pôn Ben mông sinh
năm 1909 ở Isenscơ. Có vợ và hai con gái, Côlét và Rasen. ông mất ngày
18-3-1975 ở Sa tô Đ’ôlonnơ nơi ông làm thị trưởng từ năm 1966.)
Ngày lên đường được xác định là ngày 7-6. ông sẽ bay trên đường Hà NộI -
Viêng Chăn rồi một máy bay nhỏ được thuê riêng để đưa ông đến một căn
cứ Pháp trên Cánh đồng Chum, ở đó có trực thăng của đại úy Ginbe
Morítxông ngày hôm sau sẽ đưa ông đến "lòng chảo". Sinh năm 1917 ở