hàng ngay trên mặt đất. Các điều kiện cất cánh của Zulu Zulu với
Ruýpphơray và Coócnuy không bị quên và Đềcavơ rất khó tính: 19 người
bị thương, không thêm một người. Và thời gian thực hiện không quá ba
phút. Chiếc Đen ta Tăng gô của đại úy Lui Vanniê với cô hộ tống viên
Pônlơ Bécna đỗ xuống ít lâu sau và ra đi trong thời gian quy định, trong lúc
đó trên đầu họ, trên bầu trời trong sáng, chiếc "Đacôta tạo tiếng động giả"
đang thao diễn để thu hút sự chú ý mà không để bị bắn rơi.
Viên phi công của thiếu úy Pôn Huybe, trung sĩ Lamáccơ, hạ cánh trong
thực tế không có tầm nhìn và, từ phía nam đến phía bắc đường băng, guồng
xe cứu thương và xe tải chở người bị thương tiếp tục. Pháo 105 của Pháp
thực hiện một cuộc pháo kích vào lúc Misen Lơxuyơ đóng cửa, trong lúc
máy bay lấy đà, mặt hướng về phía nam. Nhật ký bay của Misen ghi thời
gian chuyến bay đêm: hai giờ năm mươi lăm phút.
“Chúng tôi có thể cất cánh lại, cô kể, nhưng những làn đạn dữ dội như đang
tìm kiếm chúng tôi và chỉ khi lên đến độ cao tôi mới thở phào. Chúng tôi đã
thành công nhưng tôi không thể không nghĩ tới sự tuyệt vọng của những
người bị thương còn ở dưới mặt đất để chờ đợi một chuyến sơ tán bất
thành”.
Trung tá Đềcavơ lại ra đi và Giơnơvievơ đờ Ga la ân cần săn sóc 19 người
bị thương của cô, để tránh nghĩ tới quả đạn pháo cứ mỗi giây lại có thể phá
máy bay. Một quả pháo sáng sáng không đúng lúc có làm hại chiếc Đacôta
thứ sáu ở giai đoạn cất cánh không? Đại úy Ăngđrê Đềnoaiê mà phi công là
trung sĩ Phêjan, bắt đầu tiếp cận, nhận được lệnh của Torri đỏ quay trở về.
Vô số những lưỡi lửa lóe lên từ các ngọn đồi và các tiếng nổ vang lên liên
tiếp ở gần đường băng. Máy bay cuối cùng dự định cho đêm 19 rạng ngày
20, của đại úy Vícto Ma lô cũng nhận được những chỉ thị như vậy và phi
công, trung sĩ Lu sơ, dận ga và lại bay lên, hướng vế địa điểm cuối cùng.
Trong đêm sơ tán tập thể này, trong danh sách của sở y tế có 95 người, cộng