thêm 10 tù nhân. Trung úy Đờ Tu sê của tiểu đoàn 1 dù ngoại quốc, bị
thương ngày 13-3, cũng ở trong số này. Quân dù đông nhất: 12 người của
tiểu đoàn 6 dù thuộc địa, 12 người của tiểu đoàn 1 dù ngoại quốc, 10 người
của tiểu đoàn 5 dù Việt Nam và 5 người của tiểu đoàn 8 xung kích.
Hoạt động này không phải không ai biết, ở tiểu đoàn 6 dù thuộc địa, trung
úy Samalăng kể về cuộc "sơ tán y tế" với vợ ngày 20-3:
“Anh nghĩ rằng các thư của anh có thể được chuyển đi trong đêm nay vì sáu
máy bay đã đỗ xuống để sơ tán người bị thương của chúng ta. Những phi
công táo bạo đã hạ cánh mà không có ánh sáng và ra đi cũng như vậy. Điểu
đó làm yên tâm vì vấn đề người bị thương là vấn để kinh hoàng. Bây giờ họ
đã về Hà Nội, an toàn và được săn sóc tốt. Ở đây bệnh viện cũng tốt nhưng
nhanh chóng bị đầy ứ”.
Bệnh viện đã đầy ứ và không vơi được nữa. Trong các sở chỉ huy, sau khi
đã rút người đi nhường các hầm trú ẩn cho các bác sĩ, cuộc sống đang được
tổ chức lại. Ở đơn vị Lăng le, đại úy Vécđenhan giải thích rằng "Không còn
hầm trú ẩn cho binh sĩ, người ta dồn về sở chỉ huy. Nhà ăn biến thành nhà
bếp và kho thực phẩm. Mọi người chen chúc và các cuộc pháo kích của
Việt Minh có nhiệm vụ duy trì, số người bị thương vượt quá khả năng chứa
trú của chúng ta”.
Trong bức thư cuối cùng gửi ngày 24-3 cho một phi công trực thăng, thiếu
tá Va đô tỏ ra tinh thần mình không suy yếu:
“Chúng tôi đang giữ vững và tôi hy vọng sẽ còn lâu dài. Cơ quan tham mưu
cấp trên tồi tệ đã được thay đổi. Đại tá Pirốt đã tự vẫn, đại tá Ke le bị thải
hồi. Máy bay không đỗ xuống nữa trừ một số máy bay cứu thương ban đêm
bay đến để sơ tán người bị thương, nhưng thưa thớt, vì Việt Minh vẫn bắn”.
Tuy vậy, ông ta thêm câu: "Đánh nhau không để làm gì cả vì nếu hòa bình