đang ở đỉnh cao, trung tá Laja, phó chỉ huy hậu cần của Bộ Tư lệnh không
quân ở Viễn Đông, khám phá ra 23 chuyên gia được máy bay trực thăng
đưa về đã để vũ khí lại ở Điện Biên Phủ; ông ta đòi viên chỉ huy không
đoàn Xanh tông làm một biên bản về sự mất mát đó và một báo cáo có tình
tiết rõ ràng bởi vì, ông ta viết, "Việc nhân viên của ông bỏ trang bị cá nhân
này hình như chưa được xác nhận". Một từ nói vế những vũ khí hình như
biểu thị một cách tàn nhẫn sự thiếu tôn trọng đối với Laja và với cấp trên
của ông là đại tá Vuynpie, đó là 3 khẩu các- bin Mỹ, 2 súng lục và 5 băng
đạn, 17 tiểu liên MAS 38 với 78 băng đạn và 8 dao găm Mỹ?
Được yêu cầu như vậy, đại úy Payăng thuộc một đơn vị không quân của
Không đoàn khu trục 1/22 ở Điện Biên Phủ, ngày 21 tháng 4 đã viết thư trả
lời gồm ba điểm. Payăng trước tiên nhắc lại rằng các vũ khí được để lại ở
Điện Biên Phủ là thi hành quy định các thành viên nhóm chuyên môn "phải
gọn nhẹ ở mức tối đa và đã để lại ở đó ngay cả những đồ đạc cá nhân của
mình".
Về điểm thứ hai, Payăng dành quyền gợi nhớ cho các vị cấp trên quá tỉ mỉ:
"Sự sơ tán bằng trực thăng mang phù hiệu chữ thập đỏ, của những nhân
viên vũ trang là trái với Công ước Giơnevơ. Cuối cù ng, móng vuốt giương
lên đá một cú, Payăng báo cáo rằng các vũ khí đó đã được chuyển cho đại
đội 4 của tiểu đoàn 1 dù ngoại quốc và nói thêm tất nhiên là như vậy, chúng
vẫn luôn luôn ở Điện Biên Phủ "thuộc quyền sử dụng của nhân viên Bộ chỉ
huy không quân ở Viễn Đông tình nguyện lên đó tìm chúng". Cố nhiên,
chẳng có ai xin tình nguyện cả, nhưng bài văn của đại úy Payăng chắc chắn
đã làm yên lòng cơ quan tham mưu vì người ta không nói gì đến
Quasimôđô nữa. Cũng chẳng nhắc gì đến số vũ khí đã nhập vào trang bị của
tiểu đoàn 1 dù ngoại quốc.
Ba giờ sáng ngày chủ nhật 21-3, một đội đặc công địch thâm nhập vào
đường băng, nổ phá các tấm lát trên một chiều dài hơn 15 mét, rồi biến đi
trong đêm tối. Những hư hỏng không phải không chữa được và các công