được ký kết, ông Hồ Chí Minh sẽ nắm chính quyền".
Sau khi sơ tán những người quan sát pháo binh về Mường Sai, một kế
hoạch trực thăng vận khác đã được hoạch định. Quasimôđô - đó là mật mã -
sẽ nguy hiểm hơn vì có nhiều trực thăng tham gia với nhiệm vụ thu nhặt
những nhân viên không quân còn ở lại mặt đất khi những chiếc Bearcat
cuối cùng của không đoàn khu trục Xanh tông đã bay đi. Danh sách có hai
phi công, các trung sĩ Mêjen và Ăngli, 13 thợ máy, 3 chuyên gia vũ khí
(Môngtanhơ, Xanniê và Mamăng), 2 thợ rađiô (Grajiani và Bay) và thủ kho
Rơbônlô. Tất cả 23 người, phần lớn là hạ sĩ quan mà không đoàn khu trục
Xanh tông không phải không bằng lòng được đón nhận lại trong các công
xưởng của họ ở Bạnh Mai. Những nhân viên mặt đất không chuyên môn đã
được giao cho đại úy Sácnô và được cử về tiểu đoàn 1 dù ngoại quốc.
Ngày 20-3 là ngày thứ bảy, sương mù chưa tan nhưng pháo binh Pháp, cũng
như đã làm đêm qua, duy trì một hỏa lực dày đặc để đánh lạc hướng địch.
Đó là việc che giấu tiếng động cơ của ba chiếc trực thăng S55 xuất hiện và
nhào xuống bãi hạ cánh như chim săn mồi, ngay khi Torri đỏ cho biết tầm
nhìn xa đã đủ. Cả ba chiếc mang chữ thập đỏ, các máy bay này chỉ ở trên
mặt đất vài phút, các phi công không rời ghế của mình. 23 người là hơi chật
chội - mỗi trực thăng chỉ được chở bảy hành khách -, nhưng các máy bay đã
bay lên trước khi đại bác Việt Minh khai hỏa. Vì vấn đề trọng tải, mọi
người đã nhận được lệnh: không được lát ván sàn, không có hành lý cá
nhân, không súng, không đạn. Để chứng minh chữ thập đỏ được sử dụng
như một cái vỏ bọc, hình như một số thợ máy đã được "cải trang" thành
người bị thương. Không biết người ta có e ngại những người đưa tin của
Việt Minh, của tập đoàn cứ điểm và của Hà Nội không? Dầu sao đi nữa,
mỗi máy bay đã bay lên trong một đám bụi hình xoắn ốc màu đỏ và nhanh
chóng lên cao để tránh súng cao xạ địch. Quasimôđô đã thành công.
Không có bệnh quan liêu bàn giấy trong một số cơ quan tham mưu thì
chúng ta chẳng biết gì về vụ này. Ngày 16-4, khi trận đánh Điện Biên Phủ