Ngày 11-6-1946, đại tá Mát xuy thuộc một thiết đoàn của Sư đoàn thiết giáp
số 2, cũng nêu những nỗi băn khoăn tương tự:
“Mọi quân nhân của đơn vị đến đây với cái nhãn duy nhất "tình nguyện vì
cuộc chiến tranh chống Nhật" và để đi theo tướng Lơcléc, bởi vì lúc đó
chẳng có việc gì làm ở Pháp. Phục vụ vượt quá thời gian ra đi của vị tướng
sau khi đã phục vụ vượt quá yêu cầu đối với các lớp lính tương ứng của
chính quốc có lẽ là lạm dụng lòng tin”.
Hai năm sau, vào ngày 13-4-1948, tướng Xalăng phàn nàn về sự chậm trễ
trong việc quyết định ngày lên đường của những người có thể hồi hương và
đề nghị áp dụng một chương trình thay quân: "Tôi không phải không cảm
thấy sự thực hiện một chương trình như vậy sẽ kéo theo việc gửi người làm
nghĩa vụ quân dịch sang Viễn Đông , ông nói và thêm: nếu những đề nghị
của ông không được ghi nhận "Vấn đề hiện diện của nước Pháp ở Đông
Dương sẽ được đặt ra vào quý tư năm nay".
Sự cao giọng tiếp tục không ngừng. Trong một hồ sơ hồi tháng 7-1949 do
đại tá Crevơcơ thảo ra và ký (ông sẽ là người chỉ huy các lực lượng ở Lào
năm 1954) người ta đọc: "Sự thiếu hụt người Pháp ngày càng trầm trọng
thêm, trong vài tháng tới đạo quân viễn chinh có nguy cơ phải bỏ một số đất
đai". Nhưng Crevơcơ đi xa hơn và cảnh báo: "Việc rút quân, nếu chúng ta
buộc phải làm, đòi hỏi mười tám tháng để thực hiện, trong những điều kiện
bất lợi và có thể là đẫm máu".
Năm 1950, sau khi rút khỏi Cao Bằng và Lạng Sơn, tướng Cácpăngchiê,
tổng chỉ huy, đã gửi đến Chủ tịch Hội đồng một báo cáo dày tám trang
trong đó ông đề nghị Chính phủ chống lại mọi hành động co rút "được xem
như là dấu hiệu của sự yếu đuối sự khuyến khích kẻ thù và làm cho bạn bè
xa rời mình... Theo tôi nghĩ, đó là dấu hiệu rời bỏ Đông Dương .
Tuy nhiên, Cácpăngchiê phải chịu khuất phục trước quyết định của cấp lãnh