đạo chính trị, họ không tăng viện như ông yêu cầu và "chấp nhận phá vỡ sự
cân bằng với Việt Minh mà tiềm lực không ngừng tăng lên với một nhịp độ
nhanh hơn lên từ hai tháng qua do sự giúp đỡ của Trung Quốc.
Không chịu ngồi ì, Tổng chỉ huy bày tỏ ý kiến về tương lai Đạo quân viễn
chinh Pháp ở Viễn Đông. Lúc này là vào cuối năm 1950:
“Đó là khởi đầu của việc co rút, tín hiệu của việc rời bỏ Đông Dương, bởi
vì nước Pháp không muốn hoặc không thể tiếp tục ủng hộ sự nỗ lực cần
thiết để bảo đảm sự hiện diện của nước Pháp ở đó. Nhưng tôi nghĩ lúc bấy
giờ phải nói ra điều đó và không tìm cách ở lại trong khi ra đi hoặc tìm cách
ra đi trong khi ở lại. Tháng 1-1951, sau khi bẻ gãy cuộc tấn công của Việt
Minh vào Tiên Yên và Móng Cái ở biên giới với Trung Quốc và ngăn chặn
sự đe doạ nhằm vào Hà Nội, tướng Đờ Lattơrơ Đờ Tátxinhi báo cáo với Bộ
trưởng Quốc phòng Gian Mốt sơ rằng: "ông đã chạy như người say trên đất
Bắc Kỳ vừa để giúp đỡ những nơi khẩn cấp trước, vừa liều lĩnh mạo hiểm
nhất thời ở những nơi khác". Và Đờ Lattơrơ nói thêm: "trước tầm quan
trọng của nhiệm vụ mà chúng tôi được giao phó và trước sự gia tăng các
phương tiện của kẻ thù, những lực lượng mà tôi có trong tay không đủ. Tôi
đã thấy trước điều đó khi mới đến và ở Hà Nội tôi đã trình bày với ngài ước
tính đầu tiên về sự tăng viện cần có".
Vị tướng cam đoan rằng ông đã tính đưa quân số người Âu lên mức tối đa,
tuy nhiên ông còn nói "những xoay sở này cũng chỉ có một hiệu quả hạn
chế, tôi yêu cầu ngài cố nài với Chính phủ để Chính phủ thấy nổi cộm lên
sự cần thiết tuyệt đối phải ủng hộ hoạt động đã cam kết ở Đông Dương
bằng một nỗ lực gia tăng, thiếu nó thì không thể tránh khỏi những hậu quả
nghiêm trọng".
Tất cả những điều cảnh báo này đã được phát biểu - chúng tôi không bao
giờ không nhấn mạnh - nhiều năm trước Điện Biên Phủ.