hộ ông bởi vì ông ta tin ở bom napan sử dụng với số lượng lớn.
“Như vậy mới bõ công thử, Đờsô phàn nàn... Ban đêm, tôi thấy những đám
cháy. . . Người ta thấy đạn dược Việt Minh nổ tung trong đó. Dĩ nhiên,
không nên làm việc này vào ngày 15-4, mà phải bắt đầu từ ngày 15-12!”
Một nhân tố khác cản trở việc tổ chức ném napan ở quy mô lớn. Tướng Bơ
đê, Phó chỉ huy trưởng của tướng Na va đến Cát Bi vào giữa tháng hai để
bàn về dự án với Bruynê. Ý tưởng đã đạt đến đích. Bruynê báo cáo về
những kinh nghiệm thu được với máy bay Packét và được lệnh bắt tay lại
vào công việc. Vì chỉ có những phi hành đoàn Mỹ và không có vấn đề đưa
họ tham gia vào một cuộc không kích napan, Bruynê thành lập những phi
hành đoàn Pháp và những dự trữ napan đã được chuẩn bị. Phòng không
Việt Minh rất tích cực hoạt động chung quanh Điện Biên Phủ, ông quyết
định hoạt động đêm và vì thiếu thời gian cho nên bỏ qua các cuộc thử. Ngày
23-3, 9 máy bay đã có mặt lúc 18 giờ để xuất phát tại đường băng sân bay
Cát Bi và một tai nạn suýt xảy ra khi một chiếc Packét nằm bẹp ở cuối
đường băng với trọng tải napan của nó. Hệ thống bảo đảm an toàn đã hoạt
động, máy bay chỉ bị những tổn hại về vật chất chứ không về người và 8
máy bay còn lại có thể cất cánh. (Chú thích: "Một phi vụ quan trọng ném
bom napan đang được thực hiện với những máy bay C119 (một chiếc trong
số đó đã rơi xuống lúc cất cánh ở Cát Bi) (Phiếu số 100 do GONO gửi cho
phòng 3 của Lục quân Bắc Việt, nhận lúc 19h15 ngày 23-3).) Đó là sự thừa
nhận cuộc không kích do trung tá Bruynê chỉ huy.
Là một người thực dụng, tướng Lôdanh thuật lại là mục tiêu của phi vụ 23-
3 là "thổi một luồng gió vào làm cho lửa lan rộng với một sức mạnh phi
thường không ngăn cản nổi".
Phi vụ đã đem lại những kết quả mong đợi nhưng điệu van do dự chưa
chấm dứt và Bruynê nói với chúng ta rằng "ngày hôm sau có lệnh phải từ
bỏ napan. Lệnh đến trực tiếp với chúng tôi từ Bộ tham mưu của tướng