ĐIỆN BIÊN PHỦ TỪ GÓC NHÌN CỦA NGƯỜI LÍNH PHÁP - Trang 441

Giáo đã đưa dự trù thuốc men và dụng cụ y tế cho tháng 5. Ngày 31-3 sau
hai ngày chiến đấu hao tổn, Tuần Giáo ước tính nhu cầu về gạo cho đến hết
tháng 5 là 3400 tấn (70.000 khẩu phần mỗi ngày). Vậy người ta có thể giả
thiết là tướng Giáp đã quyết tâm tiếp tục cuộc chiến đấu ít nhất là đến hết
tháng 5. Tuy nhiên, một bản tổng hợp ngày 23-4 (số 132/EMIFT/AV) đi xa
hơn bởi vì phòng nhì ở Hà Nội nhận định rằng "từ cuối tháng 4, Bộ chỉ huy
địch có thể khôi phục đội dự bị chiến dịch ở Tuần Giáo cho phép họ duy trì
chiến dịch ít nhất đến cuối tháng 6". Vào giữa mùa mưa?

Về phía mình, với hơn hai tiểu đoàn trên một kilômét vuông, GONO có một
mật độ chiếm lĩnh quá cao nghĩa là dễ bị tổn thương khi nhận đòn. Các
phương tiện hỏa lực của họ đã giảm đi đến mức các cán bộ dưới quyền của
trung tá Vayăng đã quá vất vả để bảo đảm các chi viện cho bộ binh: 24 khẩu
105 nay chỉ còn 19, trong đó 8 khẩu ở Isaben, 4 khẩu 155, chỉ còn lại 2 và
32 khẩu cối 120 với tổn thất 50% chỉ tập hợp lại được hơn 15 khẩu. Tổn
thất đến mức đã làm cho nhiều khẩu 105 im lặng trong 24 giờ không bắn
được phát nào vì thiếu pháo thủ, phải lấy bộ binh đào tạo gấp để thay thế.

Theo bản tổng hợp ngày 23-4, người ta phải đếm từng ngày ở Điện Biên
Phủ. Tác giả cho rằng quả thật "giá trị của quân đội đã kém xa tình trạng
ban đầu". Về nguyên nhân có ba nhân tố:

a. Sự mệt nhọc cực độ của các đơn vị đã chiến đấu không được thay phiên
trong một chiến dịch kéo dài đã 42 ngày.

b. Thiếu người chỉ huy. Trong 5000 người loại khỏi cuộc chiến có 160 sĩ
quan. Một số đơn vị không còn trung đội trưởng.

c. Sự mệt mỏi chán nản của một đơn vị đồn trú, đầy ắp những người bị
thương, đang cảm thấy mình bị hy sinh vì không nhìn thấy lối thoát cho tình
huống của mình.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.