ĐIỆN BIÊN PHỦ TỪ GÓC NHÌN CỦA NGƯỜI LÍNH PHÁP - Trang 442

Cùng sống và cùng chịu khổ trên trận địa với binh sĩ của mình, các trung
đội trưởng là những người đứng đầu sóng ngọn gió. Chẳng có gì phải ngạc
nhiên về sự hao tổn của họ. Một người trong số họ, thiếu úy Latan, thuộc
tiểu đoàn 5 dù người Việt, đã đơn cử một ví dụ.

“Tôi tin rằng người ta không muốn biết và không muốn tưởng tượng, anh
viết, nhưng tôi không nghĩ rằng Việt Minh sẽ thắng. Khi kịch bản - tai họa
xuất hiện, tôi sẽ đuổi nó khỏi ý nghĩ của tôi, bởi vì tôi tin rằng sẽ có điều gì
đó đưa chúng ta thoát ra khỏi tình huống này. Hồi tháng 3, còn ổn, tháng 5
tình hình tồi tệ xảy đến, nhưng tháng 4 là thời kỳ của những tin tức xấu với
cảm giác là vận may tiềm ẩn đã cạn kiệt. Tôi đã gỡ được khó khăn ở cứ
điểm số 307 với trung úy Spêgiô, sự rút đi của 306 đã thành công sát nút
nhưng trọng lượng của những tin xấu đè nén tôi. Cái chết của thiếu úy
Thêlô, của thiếu úy Thiện dễ mến, của trung sĩ Vinlơmanh, phó của tôi, mà
tôi yêu mến như anh em, lưng bị mảnh đạn cày xới. Tôi đã mất một người
phó hồi tháng 12 là trung sĩ Phisô, rồi đến trung sĩ Coócnếc, vỡ hàm ở Huy
ghét 6. Tôi đã được tin về cái chết của một người bạn thân, chuẩn úy
Căngtông (Chú thích: Sinh năm 1923, Guy Căngtông là người kháng chiến.
Tháng 3-1943 bị đày vào trại tập trung Búckhenvan. Được tự do tháng 4-
1945. Tham gia không quân Bắc Phi thuộc Pháp 1946. Lần lượt qua các
trung đoàn dù. Bị chết tại Điện Biên Phủ tháng 4-1954, được truy phong
cấp thiếu úy ngày 2-4-1954.), của hai sĩ quan khác của bảo an đoàn, Gaven
và Mácke, tóm lại, những mất mát ngày càng nhiều, sự hỗn loạn, sự lo lắng,
những thiếu thốn (chúng tôi thiếu nước), tình trạng sức khỏe của mẹ tôi làm
tôi lo ngại... Có quá nhiều đòn nặng nề trong một thời gian quá ngắn. Sự
mệt nhọc nữa, sự mất ngủ, sự nản lòng, sự sợ hãi. Nhất là hàng ngày lo lắng
làm sao sống qua được ngày đó và sống thêm ngày nữa..”.

Đã có thông báo về những cuộc đào ngũ. Có những người đổi phía; một số
tự nguyện biến mất trong mê cung của các đường hào, ẩn trốn trong các
hang hốc đào ở bờ sông Nậm Rốm. Người ta gọi họ là "chuột Nậm Rốm"
và Caxtơri đã nhấn mạnh đến sự hiện diện của họ trong báo cáo của ông:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.