quân đội chính quy. Ở quân bổ sung, đặc biệt là ở lính Thái, tổng số đào
ngũ là 907, thêm vào đó có 479 người mất tích, nhưng ở những mức độ
khác nhau. Có thể xem là đào ngũ không đối với những lính Thái, vào lúc
kết thúc hợp đồng, lợi dụng đêm tối dày đặc để trở về làng, kể cả hoàn cảnh
làng ở trong vùng kiểm soát của cộng sản?
Còn một số quân hoạt động bí mật gồm những người Angiêri của tiểu đoàn
3, trung đoàn 3 bộ binh Angiêri, những người của tiểu đoàn 3 Thái, những
người Ma rốc của tiểu đoàn 1, trung đoàn 4 bộ binh Ma rốc và các lê
dương. Một số có mang vũ khí, họ tránh lộ mặt ban ngày, ban đêm họ trà
trộn vào những người làm nhiệm vụ đi nhặt các kiện hàng thả dù. Không
thiếu chuyện thanh toán trả thù nhưng không bao giờ làm giữa ban ngày, vì
"chuột" tránh khu vực chiến đấu. Vấn đề loại bỏ họ đã được đặt ra. "Không
một hình phạt nào có thể được áp dụng, Caxtơri khẳng định, binh đoàn
không đồng hóa về mặt pháp lý ở một địa điểm đang bị bao vây”.
Quả vậy, GONO không phải là một đơn vị lớn có một đội quân cảnh do một
sĩ quan đứng đầu. Các tiểu đoàn do một căn cứ phía sau đóng ở vùng châu
thổ quản lý còn tòa án quân sự để xử những kẻ đào ngũ thì đóng trụ sở ở Hà
Nội. Vậy từ khi đường băng hạ cánh đã bị bỏ, làm sao mà đưa một bị can
về Hà Nội? Từ tháng 11-1953 đến tháng 3-1954, thiếu tá Máctinenli, phó lữ
trưởng của bán lữ đoàn lê dương 13, đã đảm nhiệm chức vụ chỉ huy trưởng
quân đồn trú; với chức vụ này, ông có uy quyền với trung sĩ nhất Xalaun và
đội quân cảnh gồm 9 cảnh sát của Xalaun.
“Một số lương thực thực phẩm thả dù đã bị lấy mất, Xalaun viết, nhưng đó
có thể là sự việc của các đơn vị chính quy mà cũng có thể là chuyện của các
cá nhân riêng lẻ. Mặc dầu tôi có nhiều tiếp xúc với GONO, tôi không nhận
được yêu cầu nào về việc tìm kiếm những quân nhân vắng mặt ở đơn vị.
Còn về giả thuyết phải xử bắn vài tên ăn cướp để làm gương, thiếu tá Va đô
đã xem xét nhưng ông gạt ra vì tập đoàn cứ điểm thiếu quyền xét xử đặc
biệt. Va đô cho rằng nếu không có xét xử thì những vụ hành quyết đó bị coi