mệt nhọc sẽ khó mà đương đầu. Bố trí xong, Étlanhgien trở lại cửa vào cầu
Bai lây mà từ đó Tốpphôlô chi viện cho Êlian 4. "Đêm đó, Philíp viết, đại
đội tôi phải chia đôi cho hai Clôđin, chịu đựng những trận bắn phá của pháo
binh và "các cây đàn ống Stalin”, gây cho chúng tôi những tổn thất cuối
cùng".
Kẻ thù cũng bị những tổn thất lớn nhưng họ đã bám trụ vững trong các phế
tích của Clôđin 5, giữa những người chết và người bị thương của đoàn lê
dương. Sáng sớm ngày 7-5, đại uý Phi líp, bị thương cùng lúc với Gniêvéc,
đến trạm cấp cứu tiểu đoàn 1, bán lữ đoàn 13, nơi bác sĩ Staécman làm việc
với Vécđaghê thuộc tiểu đoàn 1, trung đoàn 2 bộ binh ngoại quốc. Bác sĩ
tiếp ông trong bệnh xá ngầm dưới đất.
“Staécman hỏi tôi về tin tức các trận đánh đêm qua, Philíp hồi tưởng. Tại
cuộc nói chuyện này, cuộc nói chuyện cuối cùng giữa tôi và ông, tôi có cảm
giác đang nhìn thấy một người mệt mỏi, chán ngán, cô độc một cách đáng
sợ, đang sống trong một thế giới mà ông không sao hiểu nổi... Ông đã bị
kiệt sức về thể xác, về tâm lí, và sau này, khi tôi được biết ông đã chết trong
thời gian bị bắt làm tù binh, tin đó không làm tôi bất ngờ”. (Chú thích: Sinh
năm 191 ở Rumani, Lêông Staéeman nhập quốc tịch Pháp năm 1937. Lấy
Gian Gaya năm 1938 và học trường sĩ quan dự bị. Trợ lí bác sĩ ở GRDI 1
năm 1940, rồi bệnh viện Plessis-robinson. Rút về Môngbăng và giải ngũ.
Gọi tái ngũ năm 1945 ở trung tâm giải phóng tù binh ở Vécxây, làm trung
úy bác sĩ. Giải ngũ tháng 8-1952 ký một hợp đồng về Đoàn hỗ trợ lực lượng
vũ trang ở Viễn đông, với chức vụ bác sĩ chuyển sang cấp đại uý và đi Đông
Dương tháng 11-1952. Bác sĩ trưởng của trung đoàn 22 bộ binh thuộc địa
rồi tiểu đoàn 3, trung đoàn 10 pháo binh thuộc địa, chuyển sang tiểu đoàn 1
bán lữ đoàn 13 lê dương ngoại quốc, theo đoàn lên Điện Biên Phủ. Tù binh
ngày 7-5, chết ngày 2-8-1954 trong thời gian bị bắt.)