sĩ quan dự bị. Thiếu úy năm 1952, xin sang Đông Dương phục vụ theo chế
độ sĩ quan dự bị trong quân đội thường trực. Lên tầu ngày 17-9-1952. Bổ
nhiệm về đơn vị thông tin, hồi hương ngày 5-8-1953 tình nguyện sang trở
lại. Tháng 1-1954 thiếu úy thường trực, ngày 21-4 ở sở chỉ huy thông tin
của GONO. Từ ngày 10-5-1954 mất trong thời gian làm tù binh, tháng 6-
1954.) thiếu úy Alessăngđrini đập vỡ tất cả những gì có trong tay.
Trong các sở chỉ huy khác, thái độ cũng như vậy và Lăngle, được các sĩ
quan thân cận bắt chước, đã có một cơn cuồng nhiệt về sự phá hủy. Thậm
chí ông đốt cả chiếc bê rê đỏ và đội một cái mũ rừng kỳ cục mà ông không
rời ra nữa. Vécdenhan ghi nhận rằng "mọi thứ đều bị phá hủy, chiếc camera
của Sôenđoócphê, các máy chữ, Rơrăng đập vỡ các tổ hợp thu phát, các
điện thoại của anh và đốt kho pin. Người ta giẫm lên các súng lục và các
khẩu các bin".
Ở Clôđin 4, đại úy Biêngvôn do dự không muốn bỏ chiếc bê rê màu xanh lá
cây và tìm ra một cách giải quyết: Anh lộn nó lên để đội thành bê rê đen.
Anh giữ chiếc đồng hồ quả quýt, chiếc nhẫn mặt đá khắc và nhét chiếc nhẫn
cưới vào dây chuyền thẻ căn cước. Anh giữ lại "đôi giày biệt động quân
không đến nỗi tồi", nhưng anh lại không lấy xà phòng, dao cạo rồi về sau
lại tiếc. Anh vẫn mang cái biđông ở thắt lưng và anh bạn Viơle cho anh hai
cuộn băng cá nhân. Thế là anh đã sẵn sàng cho "cuộc sống của người tù”. Ở
Clôđin 3, đại úy Buốcgiơ không ngạc nhiên khi được lệnh bắn những phát
đạn cuối cùng và phá hủy vũ khí.
“Về lương thực, ông nói, còn một khẩu phần cho mỗi người để sống sót và
hoa quả đông lạnh. Tôi đã nhét một số vào cái túi Mỹ với bộ quần áo tập,
một chiếc sơ mi, một quần lót, vài đôi tất bàn chải đánh răng và nửa ống
kem đánh răng. Chúng tôi để lại không biết bao nhiêu thứ ở Huy ghét 1, khi
Sơvaliê đến thay phiên, vì thế mà hóa ra nghèo”.
Trên vị trí của liên thanh 4 nòng, trung úy Rơđông không chờ đợi. Anh đến