nhưng sau 56 ngày chiến đấu, gần như thường xuyên căng thẳng vào lúc
phải giơ tay lên để tỏ ý khuất phục - và điều đó không dễ dàng chút nào
người ta phản kháng với lòng dạ của mình. Thế là xong, đó là sự kết thúc!
Người ta đã mất. Một cảm giác bất lực làm ta nghẹt thở”.
Có những người hình dung đoạn kết của kịch bản và trước hết là sự ra đi
đến một trại từ binh, ở đó họ ít có cơ may được nuông chiều và vỗ béo như
những con ngỗng vùng Gaxcônhơ. Cho nên họ phải phòng ngừa. Đại úy
Biza nhét vào cái túi của ông khẩu phần ăn, áo quần lót, một bản đồ, một la
bàn và một con dao găm. Vũ khí này là một điều nguy hiểm bởi vì Việt
Minh sớm hay muộn cũng sẽ lục soát, nhưng Biza không muốn bị cầm tù
lâu, tư tưởng của ông ta là trốn đi khi có thể. Một đại úy của tiểu đoàn 1,
bán lữ đoàn 13, Kruymenắckê, làm khá hơn nhiều. Khi cài túi rồi, ông ta
buộc vào chân trên mắt cá một khẩu súng lục 7,65 mà ông ta cho là có thể
cần đến khi trốn đi. Ở Đôminíc 4, đại úy Xalanh tỏ ra ít lo xa hơn: "Trong
những giờ phút tự do cuối cùng, tôi đã nghĩ đến việc mang theo một ít
lương thực dự bị, nhưng tôi lại quên cầm xà phòng, bàn chải răng? lược và
dao cạo".
Một trong số sĩ quan của ông, trung úy Rắc ca: “Tôi lấy một mảnh bạt lều,
các đồ dùng vệ sinh, hai ngày lương thực và cái bi đông. Tôi cảm thấy kỳ
cục nếu mang thêm nữa với hy vọng chậm phải theo chế độ ăn “cơm" đang
chờ chúng ta. Giấu một vũ khí, một la bàn. Chúng ta sẽ bị lục soát, như vậy
chẳng ích gì ".
Đại úy Đêmông trả tự do cho các lính bổ sung của ông, nhưng ông không
thuyết phục được Toan - hầu cận của ông, “trốn vào rừng". Đại đội 4 tập
hợp ba chục người sống sót, ba lô trên lưng, sẵn sàng để thực hiện
Anbatơrốtx, được báo là mọi việc đã kết thúc. Không đầu hàng nhưng cũng
chẳng bắn nữa, thượng sĩ Pôlô, một chiến binh cũ ở Triều Tiên, trung đội
trưởng trung đội xung phong, thân hình cao lớn giữa đám người "đã yếu đi,
ngây dại, lấm bùn, nét mặt phờ phạc" mà Đêmông nhìn quyến luyến: “Đến