chiến lược” (Thư viết ngày 23-l).
Cũng trong tiểu đoàn này, trung uý Ga lốp Banh tâm sự riêng với em trai là
Ăngđrê: "Ngày 16 người ta đưa các anh lên máy bay và chở các anh đến xứ
Thái. Nhất là em đừng nói gì với mẹ và chị dâu, sợ mẹ và chị quá lo lắng.
Nhưng ở đây không phải xấu hơn nơi khác đâu" (Thư viết ngày 24-l).
Trung uý Brunbrúc đã được không vận cùng với tiểu đoàn 2, trung đoàn 4
pháo binh thuộc địa vào ngày Noen năm 1953. Mồ côi từ nhỏ, tình cảm của
anh dành cho em trai là Goócgiơ và chị là Alíc:
“Đã năm ngày rồi, anh ở cứ điểm mới ở xứ Thái làm anh nhớ lại cứ điểm
Nà Sản, chỉ khác là ở Nà Sản các anh thay thế ai đó còn ở đây thì mọi cái
đều phải làm mới. Các anh lật hàng tấn đất và anh chẳng có thời gian rỗi.
Bữa ăn đêm Noen ở Hà Nội hơi tẻ nhạt nhưng vẫn là bữa ăn đêm Noen còn
ngày đầu năm ở đây thì quê kệch hơn và đánh dấu một sự trở về với đất,
thậm chí dưới đất". (Thư viết ngày 3-l).
Nêne, Rây nô, Pisơlanh, Xamalen, Phốcx, Rastuin, Bectơrăng, Galốppanh,
Payơrê, Brunbrúc và cả trung tá Gô sê nữa, không ai từ Điện Biên Phủ trở
về. Cùng với họ, hàng trăm thanh niên khi ra đi đã lớn tiếng cười nếu người
ta nói với họ rằng các anh sắp kết thúc cuộc đời rồi, mọi việc sắp dừng lại ở
đó, ở vùng trũng của thung lũng dẹp đẽ này của xứ Thái.
Đến ngày 28-12, thiếu tá Xuđra thuộc tiểu đoàn 31 Công binh sẽ thu thập
tại chỗ 2200 tấn gỗ và máy bay sẽ mang đến cho ông 3350 tấn. Con số đó
xem ra có vẻ lớn nhưng thật ra nhu cầu của ông lên tới ... 36000 tấn. Việc
xây dựng đường băng hạ cánh nói riêng là một chuyện nát óc. Song song
với đường mòn bằng đất, phải làm một đường băng bằng lưới sắt DSP
nguồn gốc sản xuất từ Mỹ, nhưng vì thiếu đá nên Công binh buộc phải lót
các ống tiêu nước đào dưới đường băng bằng các bó cành cây và bó củi. Đó
không phải là điều lý tưởng; Xuđra sẽ thấy khi có cơn bão đầu tiên vì đất sẽ