“Anh vẫn luôn luôn ở cái góc đó nhưng nhịp độ các cuộc hành quân nhanh
hơn, đó là lý do sự im lặng. Em phải biết nghi ngờ trước những thông tin
của báo chí. Đêm rất lạnh và ẩm, thời tiết chẳng dễ chịu đối với người phải
ngủ ở ngoài trời... Rồi cũng quen đi, chứng sổ mũi qua đi rồi lại trở lại..”.
Nhật ký tiểu đoàn 8 xung kích ghi ngày đến của những quả đạn đầu tiên
trên cứ điểm Epécviê : "15 giờ ngày 3-2. Một số hầm trú ẩn không có người
đã bị phá huỷ, một lính dù bị thương. Ngày 5, không đùa được nữa: hạ sĩ
nhất Cay rôn và một người Việt Nam bị giết, trung sĩ Lơpácqua bị thương.
Nhưng Việt Minh lại im".
Tháng 2, các phương tiện quân y không còn quan trọng, như kiểu loại trừ
quân dù thông báo những tổn thất. Có phải người ta đã quên Pu Ya Tao và
cuộc "chạy đua kiếm món nhắm”?
Từ ngày 21-11 đến 21-12-1953 và có tính đến sự vắng mặt của ba tiểu đoàn
dù trở về Hà Nội, cơ quan y tế mặc dù vậy đã vào sổ đăng ký được 636
người, trong đó có 207 người bị thương và 75 người bị tai nạn, kể cả tù
nhân và dân thường Thái. Người ốm (354) đông hơn người bị thương. Khi
đại tá bác sĩ Lơ Gác, nhà dịch tễ học, đi thanh tra trại hồi tháng giêng, hai
tháng sau cuộc hành quân Hải li, ông rất đỗi ngạc nhiên về tình trạng không
được chăm sóc về sức khoẻ đang ngự trị ở Điện Biên Phủ. Ngay cả khi
những đơn vị đầu tiên có ưu tiên những việc như phòng ngự và tổ chức trận
địa. Bộ chỉ huy hiểu rằng 12 ngàn người sẽ đến sống trong lòng chảo "một
thời gian" và điều đó đòi hỏi phải có những biện pháp phòng bệnh tối
thiểu.
Biên bản ghi nhận của bác sĩ Lơ Gác: "Những chỗ dốc đầu tiên của địa hình
đã được sử dụng để đổ rác. Chọn chỗ đó không phải là điều mong muốn khi
phải chất đầy hai bờ sông Nậm Rốm, nơi đã trở thành một thùng rác thực
sự, mặc dù vậy người ta vẫn buộc phải đến lấy nước để ăn uống".