Lôi, ở đây trung uý Mác tanh tăng cường bữa ăn thường, bỏ tiền ra mua
một con lợn và gạo. Quân dù đi cấp hành quân, đốt lửa hong quần áo.
Ngày 25, sau bốn giờ hành quân nữa, đội tiền quân rốt cuộc đã nhìn thấy
thung lũng sông Nậm Rốm và tiếp đó là Điện Biên Phủ, đang bốc lên
những đám cháy rừng và bụi đỏ cuộn lên đằng sau xe cộ đang di chuyển.
Tối đó, binh lính còn đóng quân ngoài trời trước khi bắt đầu vào sáng 26
cuộc "hạ sơn" xuống lòng chảo Điện Biên Phủ. Một thiện xạ Việt Minh theo
dõi đường mòn hành quân chăng" Một phát súng vang lên và trung sĩ Giắc
Lông ga đã ngã gục. Anh bị bắn trúng ngực và phải tính từng phút, một
chiếc trực thăng đến đón và đưa anh về khu vực máy bay. Ở đó một chiếc
Đacôta đưa anh về Hà Nội. Ở bệnh viện Lanétxăng Hà Nội, người ta làm
mọi cách để cứu anh nhưng vết thương quá nặng, anh mất ngày 27-12.
Trung uý Rây nô viết thư cho vợ ngày 28: "Anh mạnh khoẻ, bàn chân hơi bị
xây xát và cẳng chân mệt mỏi, nhưng không sao cả và ngày mai sẽ không
còn gì xuất hiện từ cuộc đột kích Noen của các anh nữa. Báo chí phải nói
chuyện nhiều về chuyện đó còn anh sẽ nhớ lâu".
Trung uý Nêne đã hành quân với đại đội của đại uý Vécghê. Trong một bức
thư gửi người em là Giăng-luýc, mười ngày sau Sốp Nao, anh mô tả cuộc
đột kích mà anh cảm thấy hoàn toàn vô ích:
“Chúng tôi đã qua một Noen độc đáo, anh châm biếm. Xuất phát ngày 20
để bắt liên lạc với một đơn vị đi từ Lào đến, bọn anh đã phải trả giá cho một
cuộc dạo chơi đi và về trong sáu ngày hành quân cấp tốc, trung bình mười
hai đến mười ba giờ mỗi ngày trên một địa hình kỳ lạ đến khó tin. Mỏm
núi, vực sâu, đá vôi, rừng già, thực vật dày đặc, muốn đi qua chỉ có đi hàng
một và dùng dao phát để mở đường đi. Thức ăn là khẩu phần ăn và những
ngày cuối cùng những khẩu phần gọi là "để sống sót”, một hỗn hợp rất khoa
học nhưng hơi khó xài. Ngày Noen bọn anh đang trên đường về, quả là một
ngày hầu như vất vả hơn các ngày khác. Một khó khăn khác, ban ngày nắng