không:
“Anh khuyên em nên cảnh giác với những chuyện phịa mà em có thể nghe
trên đài truyền thanh và đọc trong các báo. Bọn nhà báo kiếm sống và đẻ ra
giấy tờ ngay cả khi không xảy ra việc gì cả. Em chẳng phải lo gì cả. Phải
cho em đến nhìn tận mắt để em yên tâm. Anh tin rằng người ta đã dồn đến
đây tất cả những gì tốt nhất ở Đông Dương". (Thư viết ngày 29-1).
Tại Bêatơrít, trung uý Misen không mắc nợ ai và khuyên Đờniđơ "đừng chú
ý đến những gì mà báo chí kể, phần lớn là trò ba láp; với Điện Biên Phủ
người ta đã kể một đống chuyện tầm phào, họ đã cường điệu, thổi phồng ..."
(thư viết ngày 12-2).
Ngày 23, Pisơlanh thổ lộ với cô em dâu điều anh suy nghĩ về những cuộc
"đấu pháo' mà báo chí Paris gây tiếng vang:
“Thỉnh thoảng anh lại có dịp đọc các bài báo. Thật là một mớ mâu thuẫn.
Họ viết về các cuộc đấu pháo và các cuộc bắn cối của Việt Minh. Không có
chuyện đó đâu! ưu thế của chúng ta trong lĩnh vực này là áp đảo và Việt
Minh hiểu rõ điều đó nên họ không dám tấn công tập đoàn cứ điểm. Các
anh mong rằng họ thử thôi vì họ sẽ nhận được quả vô lê đẹp nhất của lịch
sử chiến tranh Đông Dương”.
Ngày 5-2, Pisơlanh tuy nhiên đã hiệu chỉnh sự việc, anh giải thích cho
người em trai Huybe rằng "Việt Minh đã khai mạc chiến thuật quấy rối ban
ngày bằng pháo binh cỡ nhỏ. Họ chỉ gây cho chúng ta những tổn thất nhẹ
và những hư hại không đáng kể. Nhưng lập tức họ đã phải chống đỡ một
cuộc phản pháo ghê gớm cộng với hoạt động của máy bay khu trục và oanh
tạc. Nếu họ không bị tiêu diệt thì ít nhất cũng bị buộc phải im lặng”.
Ngày 31-12, Nava cho Cônhi biết rằng "dù ông vẫn quyết tâm đánh thắng
trận này, ông vẫn cho rằng ông có nghĩa vụ trù liệu trường hợp tập đoàn cứ