KHI CHỜ KIỆT TÁC
C
âu chuyện của nhà thơ với vợ:
— Anh ngốc lắm! Thiên tài gì anh?! Anh là một thằng ngốc! Anh hiểu
chưa?
— Anh hiểu, em thân yêu ạ. Nhưng nói thẳng vào mặt người khác điều
đó làm gì? Chẳng lẽ anh lại không có quyền nuôi một hy vọng hay sao, dù
là hy vọng giả tưởng đi nữa?
— Em chịu đựng thế là hết sức rồi đấy…
— Thôi đừng khóc, em yêu, em làm anh nản chí mất rồi… Chính anh
cũng nghiêm túc cho rằng anh là thiên tài, mặc dù quả thật là anh chẳng nói
với ai cả.
— Thôi anh đi đi, anh đến tòa báo mà đăng lên: “Tôi là thiên tài”. Cũng
có thể anh chả cần phải đăng lên như thế. Chả khó khăn gì để đoán ra anh là
thứ thiên tài gì, chỉ cần xem cách anh thở khói thuốc lá cũng đủ biết… Rồi
dáng đi của anh, điệu ho của anh, thậm chí cả lối hắt hơi của anh, cái gì
cũng là dấu hiệu thiên tài cả… Đối với mọi người anh đều nhìn với con mắt
cao ngạo, đều coi là dưới tầm mình cả.
— Thế anh coi mình là thiên tài thì có hại đến ai không?
— Hại cho em, hại cho nhà mình, hại con cái mình. Nhà nước sẽ không
xếp lương cho thiên tài đâu. Còn ông bán đồ sẽ chẳng bao giờ cho không
anh cái gì, dù anh có thiên tài hơn đến hai trăm lần đi nữa. Mùa đông sắp
đến mà nhà mình than củi chưa mua được gì… Giầy dép của em thì đã tệ
hại quá.
— Thôi đừng khóc nữa, em yêu… Có phải anh ngồi khoanh tay đâu, anh
vẫn lao động không hề ngừng nghỉ đấy thôi. Đã bốn tập thơ xuất hiện rồi…
— Dù anh có đến bốn mươi bốn tập thì thử hỏi anh được gì nào?
— Em cứ nói như là anh không thấy đau khổ ấy… Chẳng lẽ anh không