phản ứng bình thường. Nếu chuyện đó là quan trọng đối với Alice, anh nghĩ
rằng nó thực sự quan trọng. Nhưng tại sao lại chỉ là một chiếc giầy?
Chiếc áo phông và chiếc áo thun (có dòng chữ CÂU LẠC BỘ TĂNG THẾ
GAITEN) mà cô bé đã nhét vào ba lô bị lôi ra. Những cục pin lăn tứ tung dưới
sàn. Chiếc đèn pin rơi xuống và bị vỡ kính. Như thế là đủ để Clay tin. Đây
không phải là cơn cáu giận của Sharon Riddell vì trong nhà hết cà phê hay
kem; đây là sự khiếp đảm không kiềm tỏa.
Anh bước lại gần Alice, quỳ xuống, và cầm lấy cổ tay cô bé. Anh có thể cảm
nhận thấy từng giây thời gian đang trôi qua, biến thành những phút dài mà nhẽ
ra họ phải tận dụng để bỏ lại cái thị trấn này sau lưng, nhưng đồng thời anh
cũng cảm nhận thấy mạch đập nhanh và rối của cô bé dưới những ngón tay
mình. Đó không chỉ là sự khiếp hãi, đó còn là sự đau đớn, và anh biết cô bé đã
biểu tượng hóa mọi thứ bằng chiếc giầy ấy: bố mẹ, bạn bè, Beth Nickerson và
gia đình anh ta, ngọn lửa địa ngục trên sân Tonney, mọi thứ.
“Không có ở đây cô bé gào lên. “Cháu nghĩ cháu đã cất nó vào đây rồi,
nhưng sao lại không thấy? Cháu không thấy nó ở đâu cả!”
“Thôi nào, cưng, chú hiểu.” Clay vẫn cầm cổ tay cô bé. Lúc này anh nâng cổ
tay đeo chiếc dây giầy lên. “Cháu có thấy không?” Anh chờ cho đến khi biết
chắc là cô bé đã nhìn, rồi anh búng đầu dây dưới chiếc nốt, nơi trước đó từng
có một chiếc nốt thứ hai.
“Bây giờ nó dài quá,” cô bé nói. “Trước kia nó đâu có dài như thế này.”
Clay cố nhớ lại lần cuối cùng anh trông thấy chiếc giầy. Anh tự nói với mình
rằng không thể nhớ được những chuyện như thế trong hoàn cảnh này, với tất cả
những gì vừa diễn ra, rồi anh nhận ra là có thể. Mà còn rất rõ ràng. Đó là khi
cô bé giúp Tom kéo anh đứng dậy sau khi chiếc xe tải thứ hai phát nổ. Lúc ấy
chiếc giầy đang đung đưa trên sợi dây. Và người cô bé khi đó bị bám đầy