của ông Ricardi rất dài, tái nhợt và lạnh ngắt. Ông Ricardi chưa bị mất trí. Ông
Ricardi vẫn còn tỉnh táo.
“Bà ấy mắng tôi rồi cúp máy. Tôi biết là bà ấy rất giận, và tôi hiểu tại sao.
Nhưng cảnh sát đã khuyên tôi nên khóa cửa lại và ở trong khách sạn. Cảnh sát
yêu cầu tôi không được ra phố. Cảnh sát. Nhà chức trách.”
Clay gật đầu. “Ðúng, nhà chức trách.”
“Anh có đi qua ga tầu điện ngầm không?” ông Ricardi hỏi. “Tôi lúc nào
cũng đi tầu điện ngầm. Chỉ cách đây có hai tòa nhà thôi. Rất thuận tiện.”
“Chiều nay thì không tiện,” Tom nói. “Sau những gì chúng tôi đã thấy, ông
có cho tiền tôi cũng không dám ra đó.”
Ông Ricardi nhìn Clayái nhìn đắc thắng. “Anh thấy không?”
Clay lại gật đầu. “Ông ở đây là tốt nhất,” anh nói. Anh biết rõ mình muốn về
nhà để gặp con trai. Cả Sharon nữa, tất nhiên, nhưng chủ yếu là để gặp con
trai. Anh biết rõ là không điều gì có thể cản trở anh làm điều đó, trừ điều đã
xảy ra. Nó giống một gánh nặng đè lên đầu óc anh làm mọi thứ như mờ đi
trước mắt anh. “Tốt hơn ở bất cứ nơi nào”. Rồi anh nhấc ống nghe lên và bấm
số 9 để gọi ra ngoài. Anh bấm tiếp số l, rồi 207, mã vùng của tiểu bang Maine,
và rồi 692, là mã của Kent Pond và vùng phụ cận. Anh bấm thêm ba số trong
bốn số cuối của số điện thoại ngôi nhà mà anh vẫn còn nghĩ là nhà mình trước
khi có ba tiếng bíp bíp cắt ngang. Một giọng nữ được ghi âm cất lên. “Chúng
tôi xin lỗi. Tất cả các đường dây đều bận. Xin hãy gọi lại sau.”
Sau đó là một tiếng bíp như thể một mạch điện tự động nào đó đã ngắt
đường dây liên lạc của anh tới Maine… nếu đó là nơi đã vang lên cái giọng
rôbốt kia. Chiếc ống nghe trở nên nặng trĩu trong tay anh.