tự lo liệu lấy. Một vài nơi dân chúng phản ứng mạnh, có khi xô xát, cãi vã
diễn ra. Các vị sư lãnh đạo Giáo hội, có danh tiếng như các hòa thượng
Thích Tinh Khiết, Thích Thuyền Tôn, Thích Đôn Hậu, các thượng tọa
Thích Trí Quang, Thích Thiện Minh, Thích Mật Nguyện, Thích Thiện
Siêu... cũng mở hội nghị khẩn cấp tại chùa Từ Đàm, cử đại biểu lên gặp
viên tỉnh trưởng Thừa Thiên. Ông tỉnh trưởng thêm một lần hoảng hốt, bèn
đổ cho lệnh của chính phủ Sài Gòn, Huế chỉ biết thi hành, không cách nào
khác được.
Sáng ngày 15 âm lịch, ngày chính lễ Phật Đản, tức ngày 8-5-1963 dương
lịch, đồng bào Phật tử cả thành phố Huế, một phần dân của tỉnh Thừa Thiên
kéo về chùa Từ Đàm, Chùa Diệu Đế, chùa Linh Quang... đông đảo khác
thường. Trên tay mỗi Phật tử là một lá cờ nhỏ, mỗi đoàn người một cây cờ
lớn dẫn đầu, Huế rợp bóng cờ bốn màu, các chùa đông nghẹt Phật tử đến
nghe thuyết pháp và nghe thông báo "Cờ Phật bị hạ, đạo Phật bị kỳ thị,
không chấp nhận chính sách độc tôn?" Trước cảnh rừng người và rừng cờ,
tự nhiên bị kích thích tự hào về sức mạnh, có những tiếng hô vang, loan xa,
sau đó cả rừng người đòng thanh phản đối lệnh của Chính phủ, thời cơ để
phát tiết mối hậm hực bị đè nén quá lâu. Suốt cả ngày Huế sục sôi. Chính
quyền Thừa Thiên sợ hãi, không chịu dành chương trình truyền giáo trên
đài phát thanh cho đại biểu Phật giáo như thường lệ lại cắt bỏ, tức là đã tự
đổ dầu vào lửa. Phật tử lũ lượt kéo về đài phát thanh Huế, và súng nổ,
người chết, xe thiết giáp của quân lực Việt Nam Cộng hòa lao vào đám
đông, chà lên thân người, những chiếc xe hai bên hông có sơn chữ tên "Ngô
Đình Khôi", anh ruột của năm người em đang lãnh đạo chế độ, là chiến sĩ
chống cộng, đã chết cho sự nghiệp "Cách mạng quốc gia" từ cái thời ông
Khôi là Tổng đốc của nhà nước bảo hộ của Pháp, đã hợp tác với phát xít
Nhật, bị nhân dân xử tử hình.
Áp suất phẫn nộ của đồng bào Phật giáo cố đô chuyển từ cơn lốc lùa vào
Nam lập tức biến thành cơn bão, thổi qua Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang,
tụ thành tâm bão ngay tại Sài Gòn, nơi đầu não của chế độ. Chiều ngày 11
tháng 6, từng đoàn sư sãi, ni cô phật tử, tạo thành những dải màu vàng, nâu,
xám, chuyển động từ nhiều ngả, sát cánh nhau khắp lòng đường, táp trung