Kỳ!” họ thốt lên, theo lời vài thành viên trong Bộ Chính trị Việt
Nam.
Khi Sài Gòn rơi vào tay những người cộng sản, Phạm Xuân Ẩn hy
vọng sẽ được di tản sang Mỹ. Không phải vì ông lo sợ sự trả thù của
cộng sản, như mọi người vẫn tưởng, mà bởi vì tình báo Việt Nam có
kế hoạch để ông tiếp tục hoạt động tại Mỹ. Họ biết sẽ có một cuộc
chiến hậu chiến, một giai đoạn ác liệt của những thủ đoạn chính trị,
trong đó Mỹ có thể sẽ tiến hành những hoạt động quân sự ngấm
ngầm và áp đặt lệnh cấm vận thương mại đối với Việt Nam. Còn ai
có thể báo cáo về những ý đồ của Mỹ tốt hơn Phạm Xuân Ẩn? Trong
những ngày cuối cùng của cuộc chiến, vợ ông cùng bốn đứa con của
họ được đưa bằng máy bay ra khỏi Việt Nam và bố trí ở tại
Washington, D.C. Ông Ẩn đang nóng lòng chờ đợi chỉ thị đi theo họ
thì nhận được lệnh từ Bộ Chính trị miền Bắc là ông sẽ không được
phép rời khỏi đất nước.
Phạm Xuân Ẩn được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng
vũ trang nhân dân, được thưởng hơn chục huân huy chương quân
sự, và được thăng lên quân hàm thiếu tướng. Ông cũng được
gửi
đến nơi mà thỉnh thoảng ông gọi đùa là một “trại cải tạo”
và bị
cấm
tiếp xúc với khách phương Tây. Vợ và các con ông được đưa
trở lại Việt Nam một năm sau ngày họ ra đi. Vấn đề đối với Phạm
Xuân Ẩn, theo quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, là ở chỗ
ông yêu nước Mỹ và người Mỹ, những giá trị dân chủ, và tính khách
quan trong nghề báo. Ông coi nước Mỹ là một kẻ thù ngẫu nhiên,
những người Mỹ sẽ quay trở lại thành bạn bè một khi dân tộc của
ông giành được độc lập. Phạm Xuân Ẩn là Người Việt Nam trầm
lặng, người đứng giữa, nhân vật đại diện, vừa suốt đời là một chiến
sĩ cách mạng vừa là một người nhiệt thành ngưỡng mộ nước Mỹ.
Ông khẳng định rằng chưa bao giờ nói dối bất kỳ ai, rằng những
phân tích chính trị mà ông gửi cho tờ Time cũng giống hệt những gì
ông gửi cho Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông là một con người bị phân