rằng chính mình đã rơi vào đúng chiếc bẫy giống như những đồng
nghiệp cũ của Phạm Xuân Ẩn trước kia. Họ đã đánh đổi sự mù tịt
lấy sự mù tịt có chủ tâm và cuối cùng vẫn bị hút hồn bởi khuôn mặt
mỉm cười của Phạm Xuân Ẩn. Liệu ông có phải là một “con người bị
phân thân” như Halberstam khẳng định, hay ông là một “con người
cách mạng”, như người Việt Nam thường nói, với tất cả những cái
khác chỉ là vỏ bọc? Ông có phải là một người ngẫu nhiên thành cộng
sản hay là một
đơn giản là một người cộng sản
, người làm công việc
của mình đến tận ngày qua đời?
Khi đào xới sâu hơn vào công việc này, tôi nhận thấy rằng Phạm
Xuân Ẩn, dù tự cho mình là một nhà phân tích chiến lược, người chỉ
quan sát cuộc chiến từ bên lề, thực sự là một nhà chiến thuật bậc
thầy liên quan đến nhiều trận đánh chủ chốt của cuộc chiến. Ông là
một người lính được tặng thưởng nhiều huân chương, nhân vật
trung tâm trong một chuỗi dài những diễn biến quân sự làm nên
chiến thắng của những người cộng sản và thất bại của nước Mỹ.
Phạm Xuân Ẩn không chỉ được tặng thưởng 4 huân huy chương -
như tôi đã viết trên tờ The New Yorker - mà là tới 16 . Mà đó không
phải là những phần thưởng mang tính
lễ nghi
. Trừ hai cái, còn lại
tất cả đều là huân chương
Quân công và Chiến công
, được tặng
thưởng vì chiến đấu anh dũng trong hai cuộc chiến tranh của Việt
Nam chống Pháp và chống Mỹ.
Ngay từ cuộc gặp đầu tiên của chúng tôi năm 1992, Phạm Xuân
Ẩn đã đánh lạc hướng tôi khỏi con đường nhằm tìm ra sự thật rằng
ông đã làm gì trong cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất và
thứ hai, và những gì ông tiếp tục làm trên cương vị “cố vấn” cho
ngành tình báo Việt Nam cho đến khi qua đời ngày 20 tháng 9 năm
2006. Ông che giấu những sự thật này đối với người ngoài, bằng cử
chỉ khoa tay khéo léo và khiếu hài hước quyến rũ đã làm ông trở
nên nổi tiếng. Khi những câu hỏi của tôi trở nên quá thẳng thừng,
ông chuyển từ giúp đỡ công trình viết sách của tôi sang ngăn chặn
nó. Cấp trên của ông trong ngành tình báo quốc phòng đã cho phép