đình ông ta đi theo hướng gia đình trị thì người Mỹ đã phát hiện ra
điều này quá muộn.”
Một điều khác mà người Mỹ cũng không nhận ra là cách mà
Diệm hành động có lợi cho cộng sản. Đó là lý do tại sao Phạm Xuân
Ẩn khuyên các đồng nghiệp của mình không nên lật đổ Diệm hoặc
gây bất ổn cho chính phủ của ông ta. Sinh ra và lớn lên trong một
nước Việt Nam thuộc địa, Phạm Xuân Ẩn nhận ra sự hiệu quả của
chính quyền thực dân Pháp. Nó thối nát, nhưng hiệu quả. Nó rải ra
một mạng lưới gián điệp tinh vi khắp Nam Việt Nam. Nó chiều theo
những điểm yếu và tính vị kỷ của con người. Nó tha hóa và hoài
nghi, nhưng đồng thời nó cũng phù hợp với lề thói xã hội của xã hội
Việt Nam. Bằng cách phân tán bớt quyền lực từ chính phủ trung
ương cho các giáo phái, người Pháp đã tạo ra những lãnh địa mà
cộng sản sẽ phải rất khó khăn mới xóa bỏ được.
Trái ngược với điều này là quan điểm của Mỹ về cách điều hành
Nam Việt Nam. Nó tập trung quyền lực vào một tổng thống độc tài.
Nó tạo ra một chế độ chuyên chế ngang nhiên không thèm đếm xỉa
gì tới những lề thói của xã hội Việt Nam đến nỗi nó trở thành một
chương trình tuyển mộ ồ ạt cho cộng sản. Nó tạo ra hàng nghìn
những người cách mạng, khi mà những nông dân Việt Nam bị xua
ra khỏi làng quê chôn rau cắt rốn của mình và bị tống vào những
trại lao động cưỡng bức. Nó xây dựng đường sá và thiết lập một
mạng lưới hoành tráng về quản lý nhà nước tập trung, thứ mà
những người Bắc Việt Nam sau này, khi có cơ hội, cũng có thể
đem
nhập vào cái chế độ toàn trị của họ
.
“Những người cộng sản chưa sẵn sàng tiếp quản,” Phạm Xuân
Ẩn nói. “Chúng tôi cần Ngô Đình Diệm đẩy nhân dân vào cuộc cách
mạng.”
Theo quan điểm này, Lansdale là một người bạn vĩ đại, cho dù là
vô tình, của những người cộng sản. “Lansdale tới châu Á với tư cách
là kẻ chủ mưu cho chiến lược của Mỹ về chiến tranh không thông
thường,” Phạm Xuân Ẩn nói. “Ông ta là người buôn vua. Ông ta là