Trong những cuộc gặp của chúng tôi suốt nhiều năm, Phạm Xuân
Ẩn biết là ông đang nói chuyện với tôi vượt quá xa những gì cần
thiết cho một bài tạp chí, ngay cả với một
câu chuyện phóng sự
được viết một cách
thoải mái
từng có lần được dành cho Robert
Shaplen. Nhưng Phạm Xuân Ẩn có vỏ bọc của mình, và tôi có vỏ
bọc của tôi, ít nhất thì cho đến khi bài báo trên The New Yorker được
đăng. Sau đó thì không ai trong chúng tôi có thể giả vờ rằng chúng
tôi đang nói chuyện với nhau vì một thứ gì đó khác chứ không phải
là một cuốn sách, công việc mà Phạm Xuân Ẩn không được phép
làm. Khi tôi đến thăm ông lần cuối, vào tháng 1 năm 2006, chúng tôi
đang chuẩn bị cho cái mà tôi nghĩ sẽ là một đêm trò chuyện dài, sự
pha trộn thông thường giữa những câu chuyện và những lời đùa
cợt, thì ông cho tôi biết đây sẽ là lần gặp nhau cuối cùng của chúng
tôi. Không thể có chuyện đảo ngược lại quyết định này của ông.
Chúng tôi sẽ không bao giờ gặp lại nhau nữa.
Đến thời điểm này thì tôi biết là Phạm Xuân Ẩn đang làm việc
với một nhà viết tiểu sử “chính thức” khác. “Có gì khác nhau giữa
cuốn sách của tôi với cuốn sách kia?” tôi hỏi. “Cuốn sách của ông
đang được viết từ bên trong Việt Nam,” ông nói, ám chỉ rằng tôi
đã
tiếp cận với những thông tin nhạy cảm lẽ ra không được tiết lộ. Tôi
coi đây là một lời khen ngợi đối với những trợ lý nghiên cứu người
Việt Nam của mình, công việc đi lại và sự bền bỉ của họ nhiều lúc
cũng xuất sắc không kém gì Phạm Xuân Ẩn trong những ngày ông
còn là phóng viên làm việc chăm chỉ nhất tại Việt Nam.
Tôi thấy bị tổn thương trước quyết định của Phạm Xuân Ẩn về
việc không gặp tôi nữa, và tôi rất tự ái với thông tin này, cho đến khi
tôi biết rằng ông đang hành động theo lệnh của cấp trên. Câu
chuyện của ông phải được thêu dệt như Halberstam đã kể. Trong
phiên bản này về cuộc đời của Phạm Xuân Ẩn, được tạo ra cho độc
giả phương Tây, ông là một người dân tộc chủ nghĩa, ngẫu nhiên bị
kẹt vào lịch sử của đất nước mình, một nhà phân tích chiến lược,
người đã nhìn xuống cuộc chiến tranh từ đỉnh cao Olympus của tờ