tên của ông cũng là một lời cảnh báo. Ẩn trong tiếng Việt có nghĩa là
“che giấu” hoặc “bí ẩn”.
Trong suốt 20 năm chiến tranh với người Việt Nam, nước Mỹ
chưa bao giờ hiểu được con người hay văn hóa của đất nước này.
Nam Việt Nam được làm lại theo hình ảnh của nước Mỹ. Terra
incognita đi trước terra nova
. Nước Mỹ đã phải trả giá đắt cho sự
xem thường đối thủ của mình. Chúng ta đã thua trận, với 58.000
binh sĩ thiệt mạng, và hàng trăm nghìn người bị thương, và mất
luôn cả sự ngây thơ về sức mạnh quân sự vô địch của mình.
Kẻ thù của nước Mỹ không mắc phải những sai lầm như vậy.
Người Việt Nam nghiên cứu kỹ đối thủ của mình. Họ xây dựng một
điệp viên có thể suy nghĩ như một người Mỹ, người có thể thâm
nhập vào lối tư duy kiểu Mỹ để học những giá trị và niềm tin của
đất nước này. Người Việt Nam cần một điệp viên trong doanh trại
của kẻ thù, nhưng không phải là một điệp viên bình thường, kiểu
tên trộm chui cửa sổ tầng thượng ém mình trong nhà. Họ cần một
điệp viên chiến lược, một điệp viên thi sĩ, một điệp viên yêu quý
người Mỹ và cũng được họ yêu quý đáp lại. Sau khi giành được
niềm tin của họ, người điệp viên đó sẽ cạy chiếc khóa quý giá nhất
trong chiến lược quân sự - chiếc khóa dẫn đến giấc mơ và tham
vọng của họ,
những huyền thoại
của họ về bản thân, và vai trò của
họ trên thế giới.
Để thực hiện sứ mệnh này, người Việt Nam đặt niềm tin vào một
người, người đó sẽ trở thành điệp viên quan trọng nhất và cũng là
một trong những vũ khí quân sự hiệu quả nhất của họ. Như một bài
học về chiến tranh và như một cách để hiểu người Việt Nam, không
có lăng kính nào tốt hơn cuộc đời của Phạm Xuân Ẩn. Thay vì được
gọi là “người điệp viên
yêu chúng ta
”, ông hoàn toàn có thể được
gọi - như một trong những biên tập viên của tôi đã gợi ý - là “người
đàn ông nguy hiểm nhất ở Việt Nam”. Khi đọc cuốn sách này, tôi
khuyên người đọc sử dụng cả hai lăng kính hoặc, tốt hơn cả, gắn
mỗi chiếc vào một mắt.