ta được phép tiếp cận tất cả những gì văn phòng đại diện gửi về làm
nguồn tin, và tôi có thể nghĩ ra rất nhiều ví dụ về những thông tin
chính xác, cụ thể mà Phạm Xuân
Ẩn đã có thể khai thác rồi báo cáo cho cấp trên của mình.”
McCulloch dẫn ra một ví dụ là việc ông là nhà báo đầu tiên biết
được rằng nước Mỹ sẽ đưa các lực lượng bộ binh tới Việt Nam, ba
tháng trước khi sự việc xảy ra. Một người bạn trong quân đội đã
cung cấp cho ông thông tin này và thậm chí còn cả con số cụ thể, tiết
lộ rằng nước Mỹ có kế hoạch triển khai 545.000 binh sĩ tại Nam Việt
Nam trong vòng một năm rưỡi sau đó. “Tôi tin chắc đây là những
con số vô cùng giá trị mà cộng sản có được,” McCulloch nói.
“Tôi sẽ không bao giờ làm như vậy,” Tổng thống Lyndon Johnson
nói dối với biên tập viên của tạp chí Time, khi được yêu cầu xác nhận
thông tin của McCulloch; sau đó tờ tạp chí đã bỏ bài viết này. Đây
không phải lần duy nhất Phạm Xuân Ẩn vớ được tin sốt dẻo từ Time
rất lâu trước những độc giả của tạp chí này tại Mỹ.
McCulloch là một phóng viên cứng cỏi, ông tin rằng nhiệm vụ
của một nhà báo là “làm cho kẻ sung sướng phải khổ sở và kẻ khổ
sở được sung sướng”. Là con trai một chủ trang trại gia súc tại bang
Nevada, ông từng có vài năm cố trở thành một cầu thủ bóng chày
chuyên nghiệp trước khi ông bắt đầu phụ trách các tin tức hình sự
cho tờ Reno Evening Gaze e. Khi ông tung ra những bài viết quan
trọng về việc bọn maphia kiểm soát ngành cờ bạc tại Nevada như
thế nào, chúng đã đe dọa sẽ giết ông. McCulloch coi đây là lời thúc
giục ông đánh máy nhanh hơn. Ông tung ra những bài viết quan
trọng khác về tình trạng phân biệt chủng tộc của người da trắng ở
miền
Nam, tham nhũng trong Teamster’s Union (Công đoàn của
những người lái xe tải), và chủ nghĩa bè phái của Đảng Cộng hòa ở
Los Angeles. Câu chuyện về chủ nghĩa bè phái thực sự là một bài
phóng sự vô cùng dũng cảm, nếu biết rằng McCulloch là biên tập