là kim khánh, cho thấy ông nội của Phạm Xuân Ẩn có phẩm hàm
ngang với một vị “thư ký” trong triều. Phạm Xuân Ẩn cho tôi xem
bức ảnh của chính ông hồi còn nhỏ với tấm kim khánh đeo quanh
cổ. Tôi hỏi xem ông còn giữ tấm kim khánh của ông nội mình hay
không. “Nó đã được gửi tới chính phủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh
[
Hồ Chí Minh
] trong dịp Tuần lễ vàng”
, ông nói, nhắc tới món tiền
hối lộ khổng lồ mà Hồ trả cho quân đội Trung Hoa năm 1946 để
thuyết phục họ rút ra khỏi Việt Nam sau Thế chiến thứ hai.
Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Đông Dương ở Hà Nội, Phạm
Xuân Viễn, cha của Phạm Xuân Ẩn, làm
tham tá trắc địa
chuyên vẽ
địa bạ ranh giới và sổ thuế đất ở vùng biên cương miền Nam Việt
Nam. Ông Viễn cũng quy hoạch đường sá ở Sài Gòn và hệ thống
kênh rạch trong rừng U Minh, dọc bên bờ vịnh Xiêm La (vịnh Thái
Lan). Trong khi đo đạc ở Campuchia, ông gặp mẹ của Phạm Xuân
Ẩn, một phụ nữ người Bắc di cư tần tảo học hết lớp hai biết đọc biết
viết. Công việc của một ông tham trắc địa dưới thời thuộc địa ở
miền Nam Việt Nam bao gồm cả việc huy động những người nông
dân đi kéo xích đo đạc qua những đồng lầy của sông Mê Công và
xây chòi trong rừng rậm để làm đường ngắm chuẩn. “Khi đi làm
công việc trắc địa, đào kênh hay làm đường, anh sẽ thấy dân Việt
Nam nghèo khổ phải đi làm thêm để kiếm sống,” Phạm Xuân Ẩn
nói. “Anh sẽ thấy hệ thống lao động cưỡng bức, đánh đập và những
hình thức
ngược đãi
khác của người Pháp. Cách duy nhất để chống
lại những hình thức
ngược đãi
này là đấu tranh giành độc lập.
Người Mỹ cũng đã làm như vậy năm 1776. Khi ba tôi nhận ra người
Pháp đối xử tàn tệ như thế nào đối với những người nông dân, lẽ tự
nhiên là ông sẽ đấu tranh cho độc lập của Việt Nam. Ba tôi trở thành
một người yêu nước. Gia đình tôi lúc nào cũng có tinh thần yêu nước
với khát vọng đánh đuổi người Pháp ra khỏi Việt Nam.”
Là một cadre supérieur, cha của Phạm Xuân Ẩn nắm giữ một trong
những vị trí cao dành cho người Việt trong chính quyền thực dân.
Hồi đó, ở Đông Dương không có trường kỹ thuật (để theo đuổi