tiến bộ dần, cho đến một ngày ông để lộ ra cái đuôi thứ hai cần phải
cắt bỏ.
Phạm Xuân Ẩn đấm vào mũi một người Pháp. Khi tên này đang
hạch sách một số công nhân, Phạm Xuân Ẩn đã túm cổ và vật hắn
xuống đất. Thay vì được khen ngợi vì đã để lộ “cái đuôi của một
người yêu nước”, ông bị những người cộng sản xạc tơi bời. “Một
điệp viên không được phép nóng nảy và vị kỷ. Không thể chấp
nhận được việc anh hành động như một người chủ bảo vệ công
nhân của mình. Đã được phân công thực hiện nhiệm vụ bí mật
trong lòng địch, nếu anh không chịu giao du cùng đồng nghiệp, từ
chối ăn hối lộ, từ chối nhậu nhẹt hoặc đi tán gái, làm sao anh có thể
hoàn thành nhiệm vụ? Chỉ có một người cộng sản mới có thể
nghiêm túc và kiên định như vậy. Làm sao anh có thể đấu tranh một
khi anh để lòi cái đuôi của mình ra như vậy?”
Bất chấp công việc làm thêm tại sở dây thép cho Phòng Nhì Pháp,
năm 1954 Phạm
Xuân Ẩn vẫn phải đi quân dịch vào Armée Nationale
Vietnamienne (Quân đội Quốc gia Việt Nam). Để tránh bị ăn đạn
trong những ngày tàn của cuộc chiến thuộc địa của người Pháp tại
Đông Dương, ông lợi dụng những mối quan hệ gia đình vốn là cách
giải quyết công việc ở Việt Nam. Ông nhờ anh họ mình, đại úy
Phạm Xuân Giai, giúp đỡ. “Ổng là trưởng tộc,” Phạm Xuân Ẩn nói
về ông Phạm Xuân Giai, con trưởng của bác ông. Lớn hơn Phạm
Xuân Ẩn tám tuổi, Phạm Xuân Giai sinh ở Huế. Được người Pháp
đào tạo thành sĩ quan quân sự, ông ta chiến đấu ở phe của Hồ Chí
Minh năm 1945 và rồi ngay năm đó lại đổi phe, quay lại làm việc
cho Pháp. Đại úy Giai là một người tham vọng và tháo vát, thăng
tiến vùn vụt qua các chức vụ của ngành tình báo Pháp cho đến khi
trở thành người đứng đầu G5, phòng Chiến tranh tâm lý thuộc Bộ
Tổng tham mưu Quân đội Quốc gia Việt Nam.